18 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất hiện nay

Freelance – công việc tự do dành cho các freelancer đang ngày càng trở nên phổ biến và thịnh hành. Đặc điểm của những công việc freelance là tự do, thoải mái, sáng tạo, không ít công việc còn đem lại thu nhập cao. Hãy cùng đến với Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất nhé.

Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất

1. Lập trình website

Như các bạn đã biết, IT (Công nghệ thông tin) vẫn đang đứng đầu bảng về những ngành nghề tiềm năng phát triển và có thu nhập cao nhất Việt Nam. IT chia ra làm nhiều mảng, chuyên ngành như lập trình website, lập trình java, lập trình phần mềm, lập trình app… Trong đó, lập trình website được coi là cái tên đứng đầu bảng trong Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất.

Xem thêm:

Nguyên nhân là bởi ngày nay hầu hết các doanh nghiệp lớn, nhỏ, thậm chí nhiều cá nhân, tổ chức cũng đều cần có website, trong khi không phải doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nào cũng “nuôi” một bộ phận IT chuyên về website. Bên cạnh các lựa chọn như sử dụng bản trả phí từ các website cung cấp nền tảng như WordPress hay thuê đơn vị chuyên nghiệp với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức lựa chọn thuê các freelancer làm lập trình website.

Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất hiện nay
Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất hiện nay

Mỗi một website sẽ có mức phí trả cho freelancer khác nhau, tùy độ phức tạp. Thông thường, các website có mức phí từ 5.000.000đ đến 20.000.000đ, có những website lên đến 50.000.000đ, còn các website quá phức tạp thì một cá nhân freelancer lập trình website sẽ không thể lo nổi. Mỗi freelancer lập trình website có thể vừa đi làm công ty, về nhà làm thêm mà vẫn có thu nhập ổn định. Như vậy, mỗi freelancer lập trình website làm thêm ở nhà có thể kiếm thêm 5-10 triệu/tháng, trong khi đó nếu làm toàn thời gian có thể lên đến 50-100 triệu/tháng, thậm chí hơn nếu như là một cá nhân xuất sắc, có danh tiếng trong ngành.

2 Digital Marketing

Cùng với sự phát triển của Google, Facebook, Youtube, Instagram, Cốc Cốc, các trang mạng xã hội, Digital Marketing ngày càng phát triển, không chỉ ở các agency mà còn có sự tham gia của các cá nhân freelancer. Các công việc Digital Marketing freelancer phổ biến ngày nay là:

  • Quảng cáo Facebook (tích hợp Instagram)
  • Quảng cáo Google (tích hợp re-marketing và Youtube)
  • SEO (kỹ thuật chạy SEO, seeding, tối ưu hóa)
  • Digital Marketing tích hợp (tích hợp tất cả các kênh)

Đa số các freelancer Digital Marketing đều dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực, từng làm việc cho các agency, có kinh nghiệm và kỹ năng quản lý ngân sách, tối ưu hóa quảng cáo. Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ngày nay đều lựa chọn Digital Marketing bởi sức tiếp cận lớn cùng với độ hiệu quả hơn marketing truyền thống, họ có thể lựa chọn agency hoặc các cá nhân freelancer này.

Thông thường, mỗi agency hoặc freelancer Digital Marketing sẽ có doanh thu bằng 10% ngân sách quảng cáo của khách hàng, chưa kể các dịch vụ như tối ưu quảng cáo, làm nội dung, làm landing page, SEO… sẽ có thêm các khoản thu khác. Như vậy, ước tính một cá nhân freelancer Digital Marketing chạy quảng cáo ngân sách 100 triệu thì có thu nhập cơ bản 10 triệu. Có những chuyên gia chạy ngân sách lên đến 1 tỉ/tháng. Cũng như lập trình website, freelancer Digital Marketing có thể vừa làm hành chính vừa làm thêm ở nhà hoặc làm freelancer toàn thời gian. Thu nhập làm thêm ước tính từ 5-10 triệu/tháng và chính thức từ 20-70 triệu/tháng. Những freelancer mới vào nghề, chạy quảng cáo đơn thuần (thường là Facebook) có thu nhập thấp hơn, trong khoảng 5-10 triệu/tháng.

Digital Marketing
Digital Marketing

3 Lập trình phần mềm/app

Là một mảng khác trong ngành IT, lập trình phần mềm và app tuy không phổ biến bằng lập trình website nhưng ngày càng phát triển hơn, trở thành lĩnh vực tiềm năng và đầy sáng tạo của giới lập trình.

Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là smartphone cùng cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp, sử bùng nổ của các StartUp công nghệ, việc lập trình phần mềm và app ngày càng phát triển hơn. Nhiều nhà phát triển bán chuyên hoặc không chuyên lựa chọn các freelancer thay vì “nuôi” đội ngũ nội bộ (in-house). Nhiều nhà phát triển lại đi thuê ngoài các agency hoặc freelancer làm một phần công việc.

Mức thu nhập cho dự án của lập trình phần mềm và app thậm chí còn cao hơn lập trình website. Các dự án phần mềm và app thường chi trả 20.000.000đ đến100.000.000đ nhưng lại có thời gian kéo dài lâu hơn, cũng như ít phổ biến hơn. Vì thế, mức thu nhập của các freelancer lập trình phần mềm và app có thể không thường xuyên bằng lập trình website. Ước tính, các freelancer lập trình phần mềm và app có thu nhập khoảng 20-50 triệu/tháng.

4 Thiết kế đồ họa

Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực mới mẻ, năng động, không chỉ ứng dụng trong truyền thông, quảng cáo mà còn ứng dụng trong cả Digital Marketing, giao diện website, phần mềm, app, landing page, bao bì sản phẩm… Các chuyên gia thiết kế đồ họa (designer) thường làm việc cho các công ty thiết kế, đội ngũ thiết kế nội bộ hoặc các agency, nhưng nhiều designer làm việc freelancer vì thích tính tự do, sáng tạo. Thực tế cho thấy freelancer thiết kế đồ họa có cơ hội việc làm cao và thu nhập không hề thấp.

Các dự án thiết kế mà freelancer thiết kế đồ họa nhận có giá trị vô cùng đa dạng. Một tấm biển quảng cáo sẽ có mức giá khác với một bộ ấn phẩm truyền thông, một logo, và khác với một bộ nhận diện thương hiệu, brochure, catalogue, magazine, website, landing page, app, bao bì sản phẩm… Thông thường, giá trị một sản phẩm thiết kế đồ họa thấp nhất là khoảng 200.000đ và cao có thể lên đến 200.000.000đ. Các freelancer thiết kế đồ họa có thể vừa đi làm vừa làm thêm ở nhà hoặc làm freelancer toàn thời gian. Thu nhập trung bình của freelancer thiết kế đồ họa toàn thời gian là khoảng 15-50 triệu/tháng, cũng nằm trong Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất.

5 Copywriter/ Content

Một công việc freelancer đang rất phổ biến ở các bạn trẻ sáng tạo, đó là Copywriter hoặc sáng tạo nội dung Content. Đây là hai công việc vừa giống, vừa khác nhau, nhiều người cho rằng là một nhưng thực ra không phải.

Copywriter là thuật ngữ gốc chỉ những người viết quảng cáo báo chí ở Mỹ thời xưa. Đến nay, Copywriter trở thành thuật ngữ chỉ tất cả những người viết trong lĩnh vực Marketing, truyền thông, quảng cáo, cả online và offline. Công việc chính của Copywriter là lên ý tưởng và viết. Trong khi đó, người sáng tạo nội dung Content lại không chỉ viết mà có thể phải biết cả thiết kế, xử lý hình ảnh, am hiểu Marketing, UX/UI để đưa ra Content online (bao gồm cả chữ viết, hình ảnh, bố cục) để hiệu quả nhất. Có thể nói Copywriter và Content là hai thuật ngữ, một cổ điển, một hiện đại, và công việc đan xen với nhau chứ không phải hai công việc riêng biệt.

Cơ hội việc làm freelancer của các Copywriter và Content là rất cao, bởi nhu cầu quảng cáo, truyền thông của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức. Người làm Copywriter và Content đôi khi không cần quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm như các nghề freelancer khác mà cần sự trẻ trung, sáng tạo, am hiểu người tiêu dùng. Mức thu nhập phổ biến của các freelancer Copywriter và Content toàn thời gian khoảng 10-30 triệu/tháng.

6 Quay phim – Chụp ảnh

Quay phim – chụp ảnh đang trở thành công việc freelancer được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính năng động, sáng tạo của công việc này. Với chiếc máy ảnh/máy quay cùng bộ “đạo cụ” tripod, gimbal…, những bạn trẻ có thể trở thành freelancer chụp ảnh sự kiện, sản phẩm, mẫu, phong cảnh, quảng cáo… hoặc quay phim quảng cáo, chương trình, sự kiện, phóng sự, phim ngắn, MV âm nhạc…

Mức thu nhập của freelancer quay phim – chụp ảnh sẽ tùy thuộc vào từng dự án mà mỗi cá nhân hoặc nhóm freelancer thực hiện, mỗi tháng thu nhập sẽ khoảng từ 10-30 triệu/tháng, nhiều người có thể có thu nhập cao hơn nữa. Dẫu vậy, để có thể trở thành freelancer quay phim – chụp ảnh, các freelancer phải học tập các kỹ thuật quay phim, nhiếp ảnh, đầu tư cho những chiếc máy cùng trang thiết bị, cũng như thường xuyên luyện tập, học hỏi để quay, chụp ngày càng “lên tay”.

7 PR – Tổ chức sự kiện

PR – Tổ chức sự kiện ngày nay cũng trở thành một công việc có thể thực hiện bởi các freelancer. Thông thường, các freelancer sẽ được nhận “thầu” một phần công việc trong các chương trình, sự kiện. Công việc freelancer trong lĩnh vực PR – Tổ chức sự kiện cũng rất đa dạng, có thể là lập kế hoạch, đối ngoại, truyền thông, quay phim-chụp ảnh, thiết kế ấn phẩm truyền thông, trang trí, hoạt náo, lễ tân, hướng dẫn, MC chương trình, tổ chức hậu kỳ, âm thanh-ánh sáng… Mức lương bình quân của freelancer PR – Tổ chức sự kiện rơi vào khoảng 5-20 triệu/tháng, tùy theo từng công việc cụ thể khác nhau.

8 Dạy học trực tuyến

Với sự phát triển của Internet, dạy học trực tuyến cũng ngày càng được nhiều người lựa chọn làm công việc freelancer kiếm thêm thu nhập. Các freelancer có thể mở lớp học online, dạy học trên Youtube để kiếm tiền từ view và quảng cáo, cũng như hợp tác với các bên cung cấp khóa học trực tuyến như Topica, BrandVietnam, Fedu…

Để có thể dạy học trực tuyến dĩ nhiên cần kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, bởi vậy thường sẽ là các thầy cô giáo hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy. Mức lương của dạy học trực tuyến sẽ rơi vào khoảng 5-10 triệu, tuy nhiên đây là khoảng thu nhập thêm do hầu hết các freelancer dạy học trực tuyến chỉ làm bán thời gian.

Dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến

Xem thêm:

9 Dịch thuật

Dịch thuật là công việc freelancer phổ biến với những người giỏi ngoại ngữ. Bên cạnh các trung tâm dịch thuật bên ngoài, nhiều người tuyển dịch thuật từ các freelancer để tiết kiệm chi phí. Thông thường, freelancer dịch thuật có thể làm bán thời gian hoặc toàn thời gian.

Dịch thuật tiếng Anh vẫn là phổ biến nhất, nhưng dịch thuật tiếng Hàn, Nhật, Trung đang ngày càng phổ biến hơn. Mức lương freelancer dịch thuật thường rơi vào khoảng 5-20 triệu/tháng.

10 Làm việc với dữ liệu

Các công việc freelancer làm việc với dữ liệu cũng nằm trong Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất. Đây là một nhóm các công việc khác nhau như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xuất-nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu… Thường thì những freelancer làm việc này có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đã từng quản lý và làm việc với dữ liệu ở các công ty hàng đầu hoặc StartUp, có thể nhận thêm việc freelancer làm việc với dữ liệu tại nhà. Đây là công việc chuyên môn hóa, đòi hỏi kỹ thuật cũng như đầu óc tổ chức, logic.

Thường công việc làm việc với dữ liệu dễ kiếm được nhất là nhập dữ liệu, không đòi hỏi chuyên môn, có mức thu nhập từ 3-7 triệu/tháng; còn với những công việc chuyên môn cao như phân tích, quản lý dữ liệu, thường sẽ có mức thu nhập từ 7-15 triệu/tháng, và có thể chỉ là việc làm thêm tại nhà.

Bên trên là Top 10 công việc freelancer có thu nhập cao nhất. Bạn đã tìm thấy việc phù hợp chưa? Bạn có yêu thích việc freelance của mình không? Hãy chia sẻ ý kiến đến những bạn đọc khác nhé.

Tổng hợp: marketingchoban.net

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây