Thuật ngữ PR đã xuất hiện và trở nên phổ biến tại Việt Nam nhiều năm nay, nhưng trên thực tế không nhiều tổ chức và doanh nghiệp thực sự hiểu bản chất của PR, không phân biệt được sự khác nhau giữa quảng cáo sản phẩm và PR sản phẩm là gì, dẫn tới những chiến dịch PR sai lầm, tốn kém mà không mang lại hiệu quả. Vậy cụ thể PR sản phẩm, quảng cáo PR sản phẩm có gì khác nhau và các hình thức PR cho sản phẩm nào hiệu quả?
PR sản phẩm là gì?
PR là gì? PR và Quảng cáo là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong Marketing. Trên thực tế, cả 2 đều là công cụ quan trọng không thể thiếu trong một bản chiến lược Marketing hay chiến dịch Truyền thông tổng thể. Sự khác biệt căn bản giữa hai khái niệm quảng cáo PR sản phẩm đó là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Một cách ngắn gọn, quảng cáo là chuỗi những hoạt động mà doanh nghiệp tự nói về mình còn PR là cái mà một bên thứ 3 khách quan nói về doanh nghiệp.
PR và Branding có giống nhau không? PR là công việc xây dựng hình ảnh và mối quan hệ tích cực giữa tổ chức với công chúng trong cộng đồng còn Branding là công việc tạo dựng, duy trì và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm có nhiều nét tương đồng trong mục tiêu và do đó khi triển khai trong một chiến dịch cụ thể sẽ có nhiều điểm giao thoa với nhau. Trên thực tế, với Branding, PR là một trong những công cụ hiệu quả khi xây dựng thương hiệu, còn trong PR thì brand story (câu chuyện thương hiệu) cũng là một cách thức PR sản phẩm thường được sử dụng.
Vai trò của hoạt động PR sản phẩm là gì?
Để thực sự “chạm” đến khách hàng mục tiêu, việc quảng cáo (tự nói về mình) là chưa đủ bởi nó chỉ mới xây dựng được một phía (từ doanh nghiệp tới khách hàng) trong mối quan hệ hai chiều và do đó chưa đủ sức thuyết phục và uy tín tới công chúng. PR đứng từ góc độ bên thứ 3 khách quan, có sức ảnh hưởng, có thể khiến công chúng tin tưởng những thông tin mà bên thứ 3 cung cấp về sản phẩm, dịch vụ,…
Không phải chỉ có các công ty hay thương hiệu cần làm PR mà nghệ sĩ, người nổi tiếng, cơ quan Chính phủ, các chính khách,… cũng làm PR một cách tích cực. Với doanh nghiệp, PR không chỉ là hoạt động hướng ra bên ngoài (external) nhằm chinh phục khách hàng, công chúng mà PR nội bộ (internal) cũng quan trọng không kém trong việc xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng bộ máy nhân sự vững mạnh
PR sản phẩm là gì? Các bước hoạch định chiến lược PR cho sản phẩm
Có những hình thức PR sản phẩm nào? Các cách PR sản phẩm hiệu quả?
Cách quảng cáo sản phẩm truyền thống
Bài PR báo chí
Là hình thức PR thông qua bên thứ 3 (báo chí) để đăng tải một hoặc một chuỗi bài báo chứa thông tin có giá trị về sản phẩm, dịch vụ nhằm dẫn dắt công chúng mục tiêu có hiểu biết, ấn tượng tốt và ghi nhớ về sản phẩm, dịch vụ.
Những bài PR sẽ không trực tiếp nói về sản phẩm như các bài quảng cáo mà thường có góc nhìn khách quan, mượn một bối cảnh, câu chuyện hay sự kiện khác để khéo léo hướng công chúng đến lĩnh vực mà sản phẩm, dịch vụ đang hướng tới. Ví dụ để PR cho sản phẩm sữa sạch, chuỗi bài PR thường khai thác nhiều góc (angle) như: thế nào là sữa sạch, bộ tiêu chuẩn sữa sạch, tiêu chuẩn sữa sạch ở các quốc gia,…
Tổ chức sự kiện, hội thảo, workshop
Event cũng là một trong những cách PR truyền thống mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, các event trong chiến dịch PR bao gồm event ra mắt, tổ chức các cuộc thi về sản phẩm/ dịch vụ, hội thảo, workshop tương tác,…
Các hoạt động cộng đồng: Tài trợ (Sponsor) và CSR
Tài trợ (bằng tiền hoặc hiện vật), hay bảo trợ truyền thông là một trong những cách làm PR truyền thống mang lại hiệu quả. Ngoài ra, CSR (Corporate Social Responsibilities – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) cũng là một hướng phát triển của hoạt động cộng đồng trong PR, khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm của mình (ví dụ bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn vốn, lập quỹ,…) từ đó xây dựng ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
Viết câu chuyện thương hiệu (Brand Storytelling)
Brand Storytelling, hay Brand Story là cách kể câu chuyện về thương hiệu một cách ấn tượng, cảm động, tạo sự hứng thú, cảm hứng hoặc đồng cảm của công chúng, khiến công chúng ghi nhớ và có ấn tượng về thương hiệu.
Cách PR sản phẩm hiện đại
Sử dụng Celebrities, Influencers và KOLs
Celebrities, Influencers và KOLs là những người có danh tiếng, có tiếng nói trong một lĩnh vực nào đó và họ sở hữu một cộng đồng những người theo dõi. Thông qua những đối tượng này, cộng đồng followers của họ sẽ tiếp cận và biết tới sản phẩm, dịch vụ. Đây là một hướng PR mang lại hiệu quả vô cùng tích cực, đặc biệt với những lĩnh vực có cộng đồng KOLs/ influencers phát triển như beauty – lifestyle bloggers, game – review – travel vloggers/ Youtubers,..
Sử dụng cộng đồng trên mạng xã hội và tạo tranh cãi thương hiệu
Đây là cách thức PR mà trong đó thương hiệu chủ động tạo các nội dung gây tranh cãi trên mạng xã hội, gây nên các luồng quan điểm khác nhau, gây chú ý từ công chúng, từ đó khiến sản phẩm ,dịch vụ được nhắc tới một cách rộng rãi.
Còn rất nhiều công cụ làm PR mà dân Marketing có thể tham khảo khi xây dựng chiến lược truyền thông như: tham gia các chương trình truyền hình/ gameshow (ví dụ Shark Tank), xây dựng cộng đồng hướng tới khách hàng mục tiêu, hoặc sử dụng các “chiêu trò” PR như: cố tình tung các bản “leak”, “rò rỉ” để thu hút công chúng, sử dụng chiến lược giá “shock”, tạo và lan truyền các scandal “giả” sau đó đính chính,…
Tuy nhiên khi sử dụng các chiêu trò PR cần phải hết sức cẩn thận khi xây dựng các kịch bản truyền thông, bởi với thông tin trên các kênh của bên thứ 3, doanh nghiệp không thể nào định hướng được dư luận theo kịch bản 100%. Nếu không xử lý tốt rất có thể những chiêu trò này sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng truyền thông.
Hy vọng rằng, thông qua việc tìm hiểu về PR sản phẩm là gì? TOP5 cách PR sản phẩm hiệu quả dân Marketing cần nhớ bạn đã có thể hiểu thêm về PR cho sản phẩm cũng như kiến thức về Marketing, Quảng cáo, Branding.