Trình quản lý quảng cáo chính là một công cụ không thể thiếu của các nhãn hàng, thương hiệu trong việc chạy quảng cáo của mình. Bằng công cụ này, các thương hiệu có thể biết được nhiều thông số liên quan đến việc quảng cáo trên Facebook để qua đó thực hiện điều chỉnh và có các chính sách mới.
Giới thiệu chi tiết về trình quản lý quảng cáo hiện nay
Trình quản lý mảng quảng cáo xưa nay vẫn được các doanh nghiệp, nhãn hàng lựa chọn để kiểm soát quá trình chạy quảng cáo của mình hoặc khởi chạy việc quảng cáo trên Facebook. Đây là một công cụ được dành riêng cho tài khoản của doanh nghiệp và việc sử dụng nó hoàn toàn có thể dễ dàng làm được.
Khi người dùng tạo quảng cáo cũng như muốn xem những số liệu quảng cáo mình đạt được, họ có thể dễ dàng tìm đến công cụ này trên tài khoản Facebook cá nhân liên kết với trang fanpage. Qua đó, họ có thể dễ dàng thao tác hơn với những mục đích quảng cáo mà mình muốn.
Trong trình quản lý này đáp ứng nhiều tính năng cho người dùng có thể dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. Đương nhiên những tính năng này đều là để hỗ trợ cho quá trình quảng cáo và PR thương hiệu của họ được dễ dàng và tiện lợi hơn. Việc quảng cáo đang ngày càng được xem trọng vì vậy công cụ này được xem là vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp và nhãn hàng.
Các chức năng hiện có của trình quản lý quảng cáo
Hiện nay, trình quản lý này đã cho ra mắt rất nhiều các tính năng cho phép người dùng đo lường số liệu cũng như độ hiệu quả quảng cáo của mình. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các tính năng đang được sử dụng trên nền tảng trình quản lý này.
Tạo tài khoản quảng cáo
Trong tính năng tạo tài khoản quảng cáo này, chúng ta có thể tạo một tài khoản để thực hiện các bài chạy quảng cáo cũng như đo lường hiệu quả quảng cáo của mình. Thường thì các bạn nên sử dụng tên doanh nghiệp của mình để đặt cho tên tài khoản. Điều này giúp cho bạn dễ dàng quản lý cũng như tạo độ nhận diện cao hơn cho thương hiệu của mình.
Lưu ý trong tính năng này, bạn cần phải cấp quyền truy cập cho các thành viên trong doanh nghiệp của mình để họ có thể thực hiện các thay đổi thông tin khi cần thiết. Đây được gọi là quyền quản trị và đây là điều cần thiết để có thể tăng đội ngũ quản lý cho doanh nghiệp của bạn.
Ngay sau đó, bạn cần thêm các thông tin thanh toán để thuận lợi cho việc chi trả các khoản quảng cáo sau này. Tốt nhất là hãy thêm thông tin thẻ của công ty và các thông tin chi tiết khác một cách chính xác, điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Tạo quảng cáo
Đây là tính năng khi bạn cần tạo một bài quảng cáo cho các sản phẩm của mình hoặc cho các chiến dịch quảng bá mà mình sắp sửa thực hiện. Việc tạo bài quảng cáo sẽ giúp cho bài viết của bạn được nhiều người biết đến hơn với độ lọc đối tượng cực chính xác.
Sau khi đặt tên chiến dịch cũng như các thông tin khác, bạn cần thiết lập độ phủ sóng và đối tượng tiếp cận một cách kỹ lưỡng. Đây là cách giúp bạn có thể đưa bài viết của mình đến đúng đối tượng theo độ tuổi, khu vực địa lý và sở thích của họ.
Các báo cáo chi tiết trong quản lý quảng cáo
Các số liệu và bài báo cáo về độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo luôn là điều mà các doanh nghiệp luôn chú ý đến. Họ muốn biết việc quảng cáo của họ có được tiếp cận đến nhiều người hay không hoặc liệu có đủ hiệu quả không.
Tại tính năng này, bạn có thể tìm kiếm thông tin mình cần nhờ các bộ lọc tìm kiếm thông minh. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm số liệu theo ngày, theo độ tuổi, hành động của người tiếp cận. Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể biết đến người tiếp cận các bài quảng cáo của họ liệu có thật sự quan tâm đến bài quảng cáo đó không.
Doanh nghiệp còn có thể điều chỉnh bảng báo cáo của mình thông qua hai thông số là Cột hoặc theo Phân tích. Ở chế độ Cột giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng có được dữ liệu hơn, đây là bộ lọc giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin mình cần tìm nhanh nhất theo các tiêu chí.
Còn ở chế độ Phân tích, chính là các dữ liệu sẽ được phân nhóm nhỏ hơn và bạn có thể tìm theo các nhóm nhỏ đó để có được sự chi tiết hơn. Có 3 tiêu chí đó là theo Phân phối, Hành động và Thời gian. Doanh nghiệp có thể tìm thông tin về bất cứ tiêu chí nào phù hợp với nhu cầu và mục đích thông tin của mình.
Chỉnh sửa các quảng cáo trên trình quản lý quảng cáo
Ở mục chỉnh sửa này, bạn có thể chỉnh sửa cho các bài quảng cáo, chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Tính năng được sử dụng khi bạn cần cho việc bật/tắt chế độ quảng cáo, chỉnh sửa các nội dung như tên, chi tiêu dành cho quảng cáo đó.
Ngoài ra ở mục quảng cáo, bạn còn có thể chỉnh sửa nội dung bài quảng cáo và nơi bắt nguồn quảng cáo. Những tính năng này đều đem lại lợi ích to lớn cho người dùng đồng thời có thể cập nhật thông tin bài quảng cáo nếu như họ có sự chỉnh sửa trong chính sách.
Xuất báo cáo
Trình quản lý còn cho phép bạn xuất và chia sẻ bài báo cáo để lưu lại làm tài liệu phân tích sau này. Việc xuất, lưu cũng như chia sẻ bài báo cáo đều khá đơn giản và dễ thực hiện bằng các bước đơn giản. Đặc biệt, các bài báo cáo có thể được thống kê theo ngày, tháng hoặc hàng tuần.
Phân tích hiệu quả chạy quảng cáo
Đây là tính năng quan trọng của trình quản lý này vì nó cho phép doanh nghiệp có thể đo lường được những kết quả mà họ đạt được. Tính năng này cho phép bạn có được những biểu đồ phân tích chi tiết và so sánh các chiến dịch mà bạn đã thực hiện, từ đó có những thay đổi phù hợp.
Ngoài ra tính năng này còn cung cấp một bản tóm tắt cho chiến dịch của bạn, tạo ra một bài báo cáo hoàn chỉnh. Các thông tin về kết quả chiến dịch quảng cáo sẽ được sắp xếp, tạo biểu đồ một cách khoa học và dễ nhìn, giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất.
Các chỉ số liên quan tại trình quản lý quảng cáo
Trong trình quản lý này bạn cần phải biết một số chỉ số quan trọng mà các bài báo cáo sẽ hiện hoặc những thuật ngữ mà trình quản lý này sử dụng. Trong đó cụ thể phải kể tới chính là:
- Kết quả: đây là từ chỉ mục tiêu của bạn đặt ra có được thực hiện tốt hay không và được thực hiện bao nhiêu phần. Chỉ số này được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong mỗi chiến dịch vì nó phản ánh độ hiệu quả của bài quảng cáo.
- Tỷ lệ nhấp qua: Thuật ngữ này chỉ rõ số lượt người nhấp vào liên kết của bạn trên số người tiếp cận. Nói cụ thể hơn, trong số những người nhìn thấy bài viết của bạn thì sẽ có bao nhiêu người nhấp vào đường link liên kết doanh nghiệp của bạn.
- Xếp hạng chất lượng: Doanh nghiệp sẽ được đánh giá bao nhiêu phần trăm và bao nhiêu điểm sẽ phản ánh sự hoạt động hiệu quả của họ. Lưu ý đây là số điểm cho Facebook đưa ra dựa trên những phản hồi và hành động của người dùng dành cho fanpage của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Chặn quảng cáo youtube – Hướng dẫn các bước chi tiết
- Chạy quảng cáo facebook – Hướng dẫn chi tiết A tới Z
Kết luận
Trình quản lý quảng cáo chính là một sự hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc quảng cáo và chạy các chiến dịch của mình. Các doanh nghiệp nên hiểu rõ và chính xác về cách vận hành trình quản lý này để sử dụng nó có hiệu quả nhất.