17 C
Vietnam
Thứ tư, Tháng mười 30, 2024

Vai trò của PR trong doanh nghiệp? Chiến lược PR cho công ty

PR là 1 phần của Marketing có nhiệm vụ lên kế hoạch xây dựng thương hiệu hình ảnh công ty giúp khách hàng có cảm tình, quan tâm đến sản phẩm, nhận thức về thương hiệu giá trị của công ty. Từ đó thay đổi hành vi khách hàng giúp tăng thị phần, doanh thu cho công ty. Vậy vai trò của PR trong doanh nghiệp ở thời đại 4.0 hiện nay?

Bạn có biết PR là gì không? Mục đích cuối cùng của Quan hệ công chúng chính là truyền thông tiếp thị tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Đây là những hiệu quả không sờ thấy được nhưng lại mang những chú ý dư luận xã hội tích cực, một hiệu ứng lâu dài và có thể coi là một nền tảng cần thiết để phát triển tổ chức đó.

PR – Truyền Thông thương hiệu bằng cách nào?

1/ Community Involvement: đây là các hoạt động liên quan đến cộng đồng, các sự kiện đóng góp giúp đỡ về tiền bạc hoặc các buổi hội thảo giúp đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng.

2/ Social Investment: các hoạt động về trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng uy tín cho công ty trong mắt khách hàng, ví dụ như các hoạt động từ thiện.

3/ Events: tổ chức các sự kiện giúp tăng nhận thức về thương hiệu, ví dụ như tài trợ hoạt động thể thao hay sự kiện trưng bày sản phẩm.

Truyền thông thương hiệu
Truyền thông thương hiệu

4/ Lobbying: hay còn gọi là vận động hành lang tuyên truyền, là những nỗ lực nhằm mục đích gây ảnh hưởng để có được sự ủng hộ từ công chúng, hay cơ quan có thẩm quyền về một quyết định nào đó. Trên thực tế, công cụ này khi được áp dụng ở Việt Nam đã phần nào biến chất.

5/ Publications: là chiến lược truyền thông tiếp thị như phát hành những ấn phẩm, tạp chí, sách báo chứa những thông tin về công ty hữu ích cho khách hàng.

6/ News: thực hiện thông cáo báo chí, sử dụng tin tức để lôi kéo sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện có lợi cho công ty, nhân viên và các sản phẩm của công ty.

7/ Identity media: là những công cụ nhận diện tạo nên cái riêng của công ty, tạo điểm nhấn và khác biệt với các tổ chức khác. Ví dụ như logo, slogan, hay văn hóa công ty.

Khi đã hiểu rõ những công cụ này, việc của nhân viên PR là áp dụng chúng một cách hợp lý với tình hình của tổ chức của mình cũng như những yếu tố bên ngoài khác để có thể đưa ra những chiến lược PR phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Yếu tố không thể thiếu của một nhân viên PR là khả năng thuyết phục khách hàng và nắm bắt tình hình để có thể tạo dựng được hình ảnh công ty tốt đẹp, đóng góp quan trọng cho công tác Marketing và sự phát triển của công ty.

Chiến lược PR cho Công Ty

Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài công ty.

Lập kế hoạch và triển khai thực hiện quảng bá hình ảnh của công ty.

Xây dựng các mối quan hệ với giới truyền thông.

Khảo sát và nghiên cứu thị trường, phân tích thông tin, đưa ra các cơ hội/chiến lược phát triển cho sản phẩm.

Thu nhập thông tin phản hồi từ khách hàng.

Phụ trách viết bài PR, thông cáo báo chí, phát triển nội dung website.

Nghiên cứu các thị trường, dự trù kinh phí các hoạt động liên quan đến truyền thông, quảng cáo hàng tháng/chiến dịch dài hạn.

Vai trò của PR trong doanh nghiệp hiện nay!

1. Tạo ra khách hàng tiềm năng

Quan hệ công chúng có thể cải thiện kết quả kinh doanh bằng cách tạo ra khách hàng tiềm năng mới. Khi doanh nghiệp của bạn được nhắc tới trên các phương tiện truyền thông hướng đến các đối tượng mục tiêu, công ty của bạn sẽ được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.

2. Thu hút các nhà đầu tư

Sử dụng các phương tiện truyền thông đúng nơi đúng thời điểm sẽ giúp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Với thông điệp và chiến lược phù hợp, PR sẽ làm tăng uy tín của công ty như là một mục tiêu đầu tư ổn định và có khả năng sinh lời. Vậy tại sao phải làm PR? Nếu bạn là một công ty giai đoạn đầu hoặc giữa, vòng tài trợ tiếp theo của bạn có thể phụ thuộc vào nó.

Vai trò của PR trong doanh nghiệp
Vai trò của PR trong doanh nghiệp

3. Tuyển dụng nhân tài

Trong nhiều trường hợp, các chiến dịch PR không chỉ thu hút khách hàng mới mà cả nhân viên tương lai. Bất kỳ chiến lược PR nào hướng đến việc nâng cao uy tín và danh tiếng doanh nghiệp sẽ giúp thu hút được nhiều nguồn nhân sự tài năng đến với công ty. Với PR, bạn có thể dần dần nâng cao danh tiếng là một trong những nhà tuyển dụng được tìm kiếm nhiều nhất và là nơi nhiều ứng viên tài năng mong muốn được về đầu quân và đóng góp cho sự phát triển của công ty.

4. Giữ chân nhân viên hiện có

Quản lý nhân sự, nhân viên nghỉ việc là một trong những đe dọa nghiêm trọng trong hầu hết các công ty công nghệ.Nếu việc PR tốt trong nôi bộ công ty có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên và giữ chân họ ở lại. Các cơ hội được đóng góp, được giao các vị trị cao hơn trong công ty, các chiến dịch truyền thông xã hội và các chiến thuật khác tạo ra cảm giác tự hào trong nhân viên và giúp họ đưa ra quyết định sẽ ở lại và cống hiến cho công ty.

5. Giảm chi phí

Tiết kiệm chi phí có thể là một lợi ích bổ sung của PR, đặc biệt là khi PR được tích hợp với các chiến thuật khác bằng cách tiếp cận kỹ thuật số. Bằng cách tận dụng sự phối hợp giữa các phương tiện có được, sở hữu và trả tiền, bạn có thể đạt được tác động lớn hơn với chi phí thấp hơn.

6. Đạt được thông điệp rõ ràng

Chiến lược PR quan hệ công chúng được xây dựng cẩn thận tạo ra sự rõ ràng về các thông điệp quan trọng và nhận diện thương hiệu của công ty bạn. Mặc dù có nhiều kênh phương tiện để khuếch đại các thông điệp chính, những người am hiểu PR sẽ giúp công ty truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.

PR giúp truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng
PR giúp truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng

7. Tiết kiệm thời gian

Hầu hết các công ty công nghệ B2B đang phát triển sẽ thuê các công ty PR có kinh nghiệm bên ngoài công ty. Các công ty PR cho các doanh nghiệp B2B hàng đầu có chuyên môn và các kết nối trong ngành để đạt được kết quả tối ưu. Ngoài ra, việc thuê ngoài một công ty PR giúp cho nhân viên Marketing của công ty tập trung vào những điều quan trọng hơn.

8. Thu hút người mua tiềm năng

Nếu mục tiêu của bạn là được mua lại bởi một công ty công nghệ lớn hơn, PR là một điều bắt buộc. Tầm nhìn trực tuyến và trên các phương tiện truyền thông là điều kiện tiên quyết để thu hút sự chú ý của người mua, nhiều người trong số họ dựa vào các nguồn truyền thông trong ngành để có thể biết được những doanh nghiệp nào tiềm năng để ra quyết định mua chúng.

Trên đây là những kiến thức về PR, vai trò của PR trong doanh nghiệp hiện nay. Trong thời đại 4.0 thì PR lại có vị trí vô cùng quan trọng!

 

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây