Ngày nay, Website được xác định là kênh Marketing Online chính của nhiều doanh nghiệp. Đây là nơi quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng và cả đặt hàng qua website. Tuy nhiên, khi đã thiết kế xong Website, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động sau đó: quản trị Website. Xem ngay cách quản lý website trong bài viết này!
Hoạt động này giúp tối ưu Website, góp phần tối đa doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách quản lý website, cũng như hướng dẫn quản trị Website WordPress thì bài viết này sẽ giải đáp cho bạn từ A đến Z!
Quản trị Website là gì?
Website là gì? Quản trị Website là sự kết hợp của rất nhiều hoạt động liên quan đến Web. Tất cả vì một mục tiêu đảm bảo cho Website được vận hành trơn tru: Index tốt, tốc độ tải trang nhanh, dễ dàng tối ưu SEO,… Nhìn chung, công việc quản trị Website liên quan đến 3 nhiệm vụ chính: bảo mật Website, quản lý nội dung và hỗ trợ trang Web.
Quản lý tài khoản người dùng
Sau khi thiết kế xong Website, bạn sẽ nhận được tài khoản để đăng nhập vào trình quản trị và tiến hành các công việc quản trị cần thiết. Khi cấp tài khoản Website cho các cá nhân khác, hãy chú ý phân quyền phù hợp. Điều này đảm bảo họ chỉ có thể truy cập đúng quyền được phân và không thể truy cập, chỉnh sửa các mục khác.
Bảo mật Website
Bảo mật là công việc quan trọng bậc nhất khi quản trị Website. Đặc biệt, khi rất nhiều Website của doanh nghiệp bị tấn công bởi tin tặc và tội phạm mạng với mục đích lừa đảo, lấy thông tin khách hàng. Điều này gây thiệt hại cả về doanh thu và hình ảnh cho doanh nghiệp.
Bảo mật là công việc quan trọng bậc nhất khi quản trị Website
Hãy thử rò xem Website của bạn có đang tồn tại lỗ hổng bảo mật? Tường lửa đã được thiết lập tốt? Quét phần mềm độc hại? Liên tục cập nhật các bản vá lỗi cho Website?… Và hãy nhớ rằng, trong thế giới Internet có rất nhiều mối đe dọa về an ninh mạng đang chờ sẵn. Vì vậy, trong vai trò người quản trị Website, tăng cường bảo mật Website cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Máy chủ Web
Hiểu đơn giản về khái niệm này thì máy chủ Web là một máy tính có kết nối mạng, nơi xử lý dữ liệu và phân phối nội dung đến người truy cập. Nếu sở hữu máy chủ Web, bạn có thể thiết lập và quản lý Website. Máy chủ Web càng mạnh thì quá trình lưu trữ dữ liệu, tốc độ lưu chuyển thông tin trên Website cũng nhanh chóng hơn.
Phần mềm Web
Phần mềm Web được cài đặt trên máy chủ, để xử lý các truy cập gửi tới thông qua giao thức HTTP. Có thể kể đến các phần mềm Web được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay như: Apache, Nginx, IIS, LiteSpeed, Google Server,…
Quản lý nội dung
Khi Website của bạn có quá nhiều nội dung, nhiệm vụ quản lý nội dung càng cần thiết hơn. Hãy giúp cho nội dung của Website được sắp xếp một cách hệ thống theo các mục, thường xuyên cập nhật nội dung mới, thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ…
Tại sao chúng ta cần quản trị Website?
Website trên Internet được ví như mặt tiền cửa hàng trong thực tế. Bạn không thể thiết kế xong Website rồi để nó trở thành “ngôi nhà hoang”, mãi trì trệ ở những thông tin cách đây vài năm.
Vì vậy, đầu tư cho hệ thống quản trị Website là khoản đầu tư xứng đáng, giúp phát triển Website một cách hiệu quả. Khi đó, Website của doanh nghiệp sẽ được bảo mật tối đa, cập nhật nội dung, bảo trì, sao lưu tệp tin trang web,… Tất cả những việc này góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp, tạo trải nghiệm online tốt cho khách hàng. Hãy thử nghĩ xem, khách hàng đã truy cập Web của bạn nhưng họ sẽ rời đi khi mãi không tải được trang.
Cách quản lý website gồm những gì?
Là một người quản trị Website (Webmaster) bạn sẽ phải thực hiện những công việc sau:
- Quản trị và cập nhật giao diện Website
- Xây dựng kế hoạch tối ưu Website
- Quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu
- Đánh giá hoạt động của Website thường xuyên
- Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp
- Thường xuyên cập nhật nội dung
- Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh
- Tối ưu những trải nghiệm
- Quảng bá Website
Quản trị và cập nhật giao diện Website
Công việc đầu tiên người làm quản trị Website đảm nhận chính là quản trị và cập nhật giao diện Website. Mặc dù, giao diện đã được thiết kế trước nhưng qua thời gian. Xu hướng thay đổi liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Vừa thể hiện hình ảnh doanh nghiệp mong muốn trong từng giai đoạn.
Xây dựng kế hoạch tối ưu Website
Ngoài Content còn rất nhiều tiêu chí mà Webmaster cần thực hiện để tối ưu tổng thể Website.
Quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu
Thử tưởng tượng Website của bạn bị hack và doanh nghiệp mất tất cả dữ liệu trang web. Năm năm nội dung và dữ liệu đã đổ sông. Lúc này, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra lợi ích của việc sao lưu dữ liệu. Bất kỳ kế hoạch quản trị Website nào cũng nên bao gồm thực hiện quản lý thường xuyên Hosting và sao lưu dữ liệu.
Đánh giá hoạt động của Website thường xuyên
Đánh giá Website thường xuyên là cơ sở để theo dõi hoạt động, kịp thời cải tiến các vấn đề để tối ưu Website. Một số công cụ đánh giá hoạt động Website hữu ích cho các Webmaster: Google Analytics, Google Webmaster Tools, Alexa,…
Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp
Website khi được xây dựng xong, nhiều nội dung mang tính demo, chưa đúng với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy dành thời gian để tạo và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
Thường xuyên cập nhật nội dung
Một trong những điều quan trọng Webmaster có thể làm để Website hoạt động tốt hơn là thường xuyên thêm nội dung mới. Cập nhật nội dung vào trang Web không đơn giản chỉ là công việc dán một văn bản và nhấp vào xuất bản. Nó còn bao gồm công việc quản lý nội dung bao gồm sắp xếp các chủ đề, thêm ảnh, sửa trang Web,… Đặc biệt khi Google có những thay đổi về thuật toán. Bạn cũng phải nắm rõ để đưa kế hoạch nội dung cho phù hợp.
Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh
Những lỗi phát sinh như lỗi Code, dữ liệu hay môi trường Internet,… cần được phát hiện và khắc phục ngay.
Tối ưu những trải nghiệm
Tốc độ tải trang, giao diện dễ dùng. Đặc biệt khi doanh nghiệp bán hàng qua Website nên tối ưu bước đặt hàng, thanh toán,…
Quảng bá Website
Đây cũng là một phần công việc của một nhà quản trị Website, góp phần tăng lượt truy cập cho Web. Bạn có thể quảng bá Website thông qua mạng xã hội (dẫn Link bài viết), diễn đàn/ Site rao vặt, Email…
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Webmaster
Trong thời đại Internet phát triển, việc quản trị Website càng được doanh nghiệp chú ý đầu tư. Nếu bạn đang có định hướng trở thành một Webmaster (người quản trị Website) thì dưới đây là những đầu việc bạn phải đảm nhận:
- Xây dựng và thử nghiệm các phiên bản Web có giao diện, chức năng thân thiện với người dùng
- Phối hợp với team nội dung cập nhật nội dung thường xuyên và tối ưu SEO
- Thực hiện và đảm bảo an ninh trang web, sao lưu dữ liệu
- Duy trì, cập nhật và tối ưu hóa máy chủ
- Giám sát và phân tích, báo cáo đánh giá hoạt động Website
Kỹ năng cần có của Webmaster
Để hoàn thành tốt công việc của một Webmaster đòi hỏi ứng viên phải có tổng hợp các kỹ năng:
- Có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành: Để xây dựng và thực hiện một số thay đổi một số thứ cơ bản trong Website, bạn có hiểu biết nhất định về HTML, CSS và mã Javascript,…
- Hiểu biết, sử dụng các công cụ quản trị website như Google Webmaster Tool, Google Analytics,…
- Kiến thức về SEO và Digital Marketing: SEO là công việc quan trọng mà Webmaster phải thực hiện. Webmaster giỏi là người biết cách tối ưu trang Web, tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm Google, thu hút lượt traffic về Web.
- Một số kỹ năng bổ trợ khác để Webmaster chủ động hơn trong công việc: thiết kế hình ảnh cơ bản, khả năng viết nội dung,…
Việt Nam quản trị Website có khác gì so với nước ngoài?
So với nước ngoài, công việc quản trị Website ở Việt Nam bao gồm nhiều đầu việc hơn. Tức là người Webmaster phải kiêm nhiều việc. Có thể kể đến như công việc của thiết kế (làm hình ảnh), viết nội dung SEO,…
Tuy nhiên mức thu nhập cũng tương xứng. Webmaster quản lý hệ thống với hơn 100 Website có mức thu nhập khoảng 500$. Còn nếu bạn làm cho các tập đoàn lớn, với yêu cầu bảo mật cao hơn thì mức lương trung bình khoảng 1000$ trở lên.
Hướng dẫn quản trị Website WordPress
WordPress là hệ thống quản lý nội dung (Content Management System – CMS) phổ biến. Nó cho phép bạn lưu trữ và xây dựng trang Web. Theo khảo sát của W3Techs, 30% trang Web hiện tại được cung cấp bởi WordPress. Và trong tương lai nền tảng này hứa hẹn ngày càng phát triển. Vậy nên, quản trị Website WordPress là nội dung quan trọng mà người làm Website nào cũng cần nắm bắt. Nếu bạn sở hữu một Website WordPress thì đây là những hướng dẫn quản trị Website WordPress dành cho bạn.
- Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống quản trị Website
- Bước 2: Chỉnh sửa thông tin trong hệ thống quản trị
- Bước 3: Thêm hình/ ảnh/ nhạc video
- Bước 4: Quản trị liên kết
- Bước 5: Quản trị trang
- Bước 6: Quản trị phản hồi
- Bước 7: Quản trị giao diện
- Bước 8: Quản trị thành viên
- Bước 9: Quản trị cài đặt
- Bước 10: Quản trị Download
- Bước 11: Chuyển sang quản trị Tiếng Anh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách quản lý website và quản trị Website WordPress. Quản trị Website hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào trong thành công của doanh nghiệp. Không chỉ về mặt hình ảnh mà còn về doanh thu.