19 C
Vietnam
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Chiến lược marketing là gì? Gợi ý chiến lược đỉnh 

Chiến lược marketing cập nhật các chiến lược kinh doanh đỉnh cao của các công ty nổi tiếng. Giúp bạn có thể tìm hiểu, khám phá và xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng cho doanh nghiệp của mình. Cùng tìm hiểu về định nghĩa và những chiến lược kinh doanh đỉnh cao hiện nay nhé!

Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing được biết đến như là những kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Những chiến lược kinh doanh sẽ định đoạt đến sự tăng giảm doanh thu của một doanh nghiệp. Xây dựng được một chiến lược tốt sẽ giúp bạn thành công và đưa doanh nghiệp đến gần hơn người dùng.

Khái niệm chiến lược marketing 
Khái niệm chiến lược marketing

Loại hình chiến lược marketing

Hiện nay, có nhiều công ty thành công và hoạt động vững chắc nhờ các chiến lược kinh doanh đỉnh cao. Các chiến lược được tổng hợp hai loại hình chính cần cập nhật một cách chi tiết. Cụ thể phải kể tới chính là:

Loại hình lựa chọn thị trường

Loại hình này được phân thành 3 loại chiến lược chính đó là: Chiến lược phân biệt, không phân biệt và tập trung. Đối với chiến lược không phân biệt doanh nghiệp đồng bộ tất cả người dùng làm một và không quan tâm đến phân đoạn trên thị trường. Chiến lược phân biệt sẽ lựa chọn những phân đoạn làm mục tiêu chính. Chiến lược mục tiêu sẽ chỉ chọn một phân đoạn để làm mục tiêu phát triển.

Loại hình chiến lược marketing mix

Loại hình này bao gồm 4 yếu tố khác nhau đó là: Sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông. Loại hình này thường áp dụng để đưa những khách hàng mới trở thành khách hàng tiềm năng tại doanh nghiệp. Loại hình này trên thực tế được nhiều doanh nghiệp sử dụng và thường có tính rủi ro cao.

Loại hình chiến lược phổ biến
Loại hình chiến lược phổ biến

Xây dựng chiến lược chất lượng

Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh chất lượng, đòi hỏi bạn cần phải có được nhiều hiểu biết về thị trường và lập ra được một kế hoạch tốt. Xây dựng một chiến lược mỗi người cần thực hiện theo đúng quy trình. Cụ thể sẽ là:

Xác định chiến lược marketing

Bước đầu tiên, cần phải xác định được mục tiêu của chiến lược này. Một chiến lược thường sẽ có rất nhiều mục tiêu đặt ra và yêu cầu người làm cần phải biết cách thu gọn thành một mục tiêu nhất định. Để xác định được mục tiêu chính xác, bạn có thể tham khảo các mục tiêu như: Thương hiệu, doanh số bán hàng, sản phẩm, tài chính, vị trí trên thị trường,…..

Nghiên cứu thị yếu trên thị trường

Để phân thích được tình hình thị yếu trên thị trường, bạn không những phải nghiên cứu về thị yếu người dùng mà cần phải phân tích đến các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để dễ dàng nghiên cứu và phân tích các yếu tố trên, bạn có thể sử dụng các marketing tool như: Ansoff, Pestle,….

Xác định phân khúc và mục tiêu

Nếu sử dụng chiến lược không phân biệt thì bạn không cần xác định đến phân khúc và mục tiêu chiến lược. Nhưng nếu sử dụng các chiến lược khác, đòi hỏi chúng ta cần phải xác định được mục tiêu, đối tượng kinh doanh cũng như phân khúc hoạt động trên thị trường. Xác định tốt sẽ giúp chiến lược của bạn được xây dựng hiệu quả và có được thành công.

Xây dựng chiến lược marketing

Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh chất lượng đòi hỏi người làm cần phải xây dựng được những chiến lược nhỏ nhất. Những chiến lược nhỏ mà bạn cần phải xây dựng như: Chiến lược giá, truyền thông, con người, thương hiệu, tài nguyên, khác biệt hóa sản phẩm, giá trị khách hàng, sản phẩm và dịch vụ, sản xuất và cung cấp, hậu cần kho vận, định hướng phát triển chuỗi giá trị,…..

Chiến lược marketing an toàn và chất lượng
Chiến lược marketing an toàn và chất lượng

Xây dựng kế hoạch và thực hiện

Khi đã xây dựng được một chiến lược tốt, người làm cần phải định ra được một kế hoạch để tiến hành triển khai và thực hiện. Một vài kế hoạch mà chúng ta nên tham khảo để thực hiện tốt chiến lược của mình: Kế hoạch bán hàng, tính giá và lãi, đặt giao hàng, quan hệ người dùng, truyền thông, tổ chức kênh marketing, đầu tư vốn, tổ chức sản xuất và cung cấp, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật,…..

Thực hiện các giai đoạn

Cuối cùng trong một quy trình xây dựng chiến lược marketing, bạn cần phải thực hiện đúng theo các kế hoạch đã được xây dựng trước đó. Sẵn sàng tiếp thu các phản hồi và cải tiến lại chiến lược. Tích cực cải tiến sản phẩm theo các đánh giá, phản hồi của người dùng qua các giai đoạn. Nhờ vậy sẽ đảm bảo được khả năng hoàn thiện một cách chuẩn xác quy trình.

Tham khảo các chiến lược marketing đỉnh cao 

Hiện nay, có rất nhiều các công ty, doanh nghiệp thành công nhờ các chiến lược kinh doanh đỉnh cao mà ít ai có thể xây dựng được. Sau đây, cùng tham khảo các chiến lược kinh doanh đẳng cấp của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Thương hiệu Coca Cola

Nói về chiến lược kinh doanh đỉnh cao và chất lượng nhất thì không thể không nói đến Coca Cola. Với các chiến lược kinh doanh chất lượng bậc nhất, thương hiệu này đã khẳng định được vị thế trên thị trường kinh doanh nước giải khát trong hơn 130 năm qua. Thương hiệu đã sử dụng nhiều quảng cáo với những thông điệp ý nghĩa thu hút được nhiều người sử dụng và yêu thích.

Chiến lược kinh doanh đỉnh cao của Coca Cola
Chiến lược kinh doanh đỉnh cao của Coca Cola

Chiến lược marketing của Apple

Apple được biết đến là một thương hiệu có những chiến lược kinh doanh khác thường nhất cho đến nay. Thương hiệu này không tốn quá nhiều chi phí trong việc quảng cáo các sản phẩm mà chủ yếu là tung các tin đồn về các sản phẩm ra thị trường. Các tin đồn được báo chí, truyền thông truyền tai nhau tạo nên sự tò mò cho người dùng.

Thương hiệu này không cho người dùng biết những thông tin về sản phẩm mới mà chỉ đưa ra các tin đồn về sản phẩm. Các tin đồn này đánh thẳng vào tâm lý người dùng và họ xem sản phẩm mới như là một siêu phẩm mà nếu chậm chân sẽ mất lượt. Đây là một trong các chiến lược hiệu quả nhất của thương hiệu này.

Chiến lược kinh doanh của Channel

Từ lâu Channel đã nổi tiếng với những chiến lược marketing đỉnh cao và đặc biệt là chiến lược 3 không. Chiến lược này có ba tiêu chí là không bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội, không cạnh tranh với các thương hiệu khác, không bao giờ giảm giá sản phẩm. Tuy nghe có vẻ không hợp lý, nhưng chiến lược này đã giúp thương hiệu thời trang Channel trở thành cái tên được ưa chuộng bậc nhất hiện nay.

Tại sao nên có chiến lược marketing

Để có thể triển khai một kế hoạch kinh doanh nào đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về kế hoạch đã đặt ra. Vì vậy, xây dựng một chiến lược kinh doanh là một điều rất cần thiết đối với một công ty hay doanh nghiệp. Một chiến lược tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến gần với thành công cũng như phát triển một cách vững vàng hơn.

Nếu một doanh nghiệp không có được một chiến lược kinh doanh hợp lý thì chắc chắn sẽ dễ dẫn đến việc bị thua lỗ. Hoạt động một cách không có mục tiêu sẽ không thể tiếp cận với khách hàng và dễ gây ra tình trạng tổn thất và lãng phí ngân sách.

Từ đó ta thấy được vai trò của việc xây dựng một chiến lược kinh doanh là cực kỳ quan trọng. Chiến lược kinh doanh chất lượng sẽ đưa công ty phát triển đúng hướng và dễ dàng quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Lý do nên xây dựng chiến lược hợp lý
Lý do nên xây dựng chiến lược hợp lý

Xem thêm:

Kết luận

Chiến lược marketing là một trong những điều cần thiết để doanh nghiệp hay công ty hoạt động và phát triển vững chắc. Qua bài viết, mong rằng bạn có thể hiểu rõ được các chiến lược kinh doanh và xây dựng được một chiến lược chất lượng nhất. Giúp doanh nghiệp, công ty phát triển vững chắc trên thị trường.

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây