13 C
Vietnam
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024

Chiến lược Marketing của Apple – Vị thế bá chủ “thung lũng Silicon”

Apple được coi là hãng đi đầu tại thị trường công nghệ hiện tại với sự bắt đầu không thể hoàn hảo hơn từ năm 2007. Qua từng thời kỳ thì Apple vẫn luôn là một hãng “chất” từ sản phẩm đến các chiến lược Marketing, hãng được coi là hình mẫu để các thương hiệu khác noi theo. Vậy chiến lược Marketing của Apple có gì đặc biệt để biến hãng trở thành vị trí số một tại thung lũng Silicon và trên thế giới?

Hãy cùng tìm hiểu hành trình với mục tiêu chiến lược marketing của Apple để trở thành một trong những thương hiệu lớn hàng đầu trên toàn thế giới.

Hành trình với mục tiêu chiến lược của Apple – Trở thành thương hiệu của sự “hoàn hảo”

Ngược về quá khứ cách đây hơn hai thập kỷ, có lẽ không nhiều người biết rằng Apple đã suýt phá sản và có thời gian khủng hoảng thất bại. Steve Jobs rời Apple vào năm 1985, ông đã bị đuổi tại chính nơi mà ông tạo ra, những khoảng 10 năm sau ông đã trở lại và mọi chuyện bắt đầu chính từ đây.

Steve Jobs rời Apple vào năm 1985
Steve Jobs rời Apple vào năm 1985

Sau khi ông trở lại, ông chính là người đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành ý tưởng tạo nên mẫu điện thoại mà bây giờ phải đến hơn 90% số người nhận diện được thương hiệu của Apple. Sự ra mắt của Iphone 2G vào năm 2007 đã đánh dấu bước ngoặt, Apple đã cho thế giới thấy định nghĩa hoàn toàn khác về điện thoại là như thế nào và trải nghiệm màn hình cảm ứng hoàn hảo ra sao. Sau đó là sự phát triển thần kỳ với sự ra mắt của các dòng điện thoại như:

  • 2008: Iphone 3G
  • 2009: Iphone 3GS
  • 2010: Iphone 4G
  • 2011: Iphone 4GS
  • 2012: Iphone 5
  • 2013: Iphone 5S/5C
  • 2014: Iphone 6/ 6 plus
  • 2015: Iphone 6S/ 6S plus
  • 2016: Iphone SE/ 7/ 7 plus
  • 2017: Iphone 8/ 8 plus/ X
  • 2018: IPhone Xs, Xs Max và Xr
  • 2019: IPhone 11/ 11 Pro/ 11 Pro Max
  • 2020: IPhone 12/12 Mini/ 12 Pro/ 12 Pro Max
  • 2021: IPhone 13/ 13 Mini/ 13Pro/ 13 Pro Max

Gần đây nhất là màn chào sân của Iphone XS vào ngày 12/9 với sự theo dõi của hàng triệu fan hâm mộ toàn thế giới hướng về hội trường “Steve Jobs threater”. Apple nổi danh với một chiến lược Marketing chạm đến sự hoàn hảo và để có được chỗ đứng như bây giờ thì những bước đi của Apple thực sự khiến các Marketer phải khâm phục. Hãng được coi là hoàn hảo trong mọi quy trình và chiến lược truyền thông của Apple không phải là ngoại lệ, hãy cùng xem những gì hãng đã làm để tạo ra một thương hiệu hùng mạnh như bây giờ.

Chiến lược Marketing của Apple – Vị thế bá chủ “thung lũng Silicon”

Quảng cáo dựa vào chính trải nghiệm của khách hàng – Sự thành công của thương hiệu Apple

Trên thị trường mục tiêu của Apple hiện nay thật dễ dàng nhìn thấy có thể nhìn thấy nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo PPC với Google hay Facebook. Không thể phủ nhận những hình thức này đem lại hiệu quả cực kỳ cao cho các hãng, nhưng đối với Apple thì không phải lúc nào ông lớn cũng sử dụng phương thức này. Trên thực tế, hai chiến lược Marketing trong chiến lược của Apple đối với sản phẩm Iphone và các sản phẩm khác là: Vị trí sản phẩm và tiếng vang được tạo ra từ phản ứng tích cực của khách hàng.

Cái hay trong những chiến lược Marketing của Apple chính là dùng chính những trải nghiệm của những người có ảnh hưởng để cho đối tượng khách hàng của Apple thấy sản phẩm của họ hoàn hảo đến mức nào. Không giống như những thương hiệu khác khi sử dụng người nổi tiếng một cách chỉ để quảng cáo. Nhưng với Apple thì khác, cách xây dựng thương hiệu của Apple hướng đến những thứ tự nhiên nhất khi thuyết phục những người ảnh hưởng rằng sản phẩm của họ đem đến trải nghiệm tuyệt vời và những chia sẻ của họ trên mạng xã hội thu hút những người theo dõi, điều này sẽ giúp Apple thu lại được lượng khách hàng tiềm năng lớn từ sự chứng thực của những người nổi tiếng.

Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam và Thế giới – Quảng cáo truyền miệng, tự nhiên nhất có thể là 1 trong những chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông của Apple

Hơn thế nữa, phương tiện truyền thông của Apple – “Word of Mouth” dù là phương thức truyền thống nhưng nó lại được Apple xử lý hết sức thành công. Những trải nghiệm miễn phí cho người dùng cũng được hãng chú tâm đến, vì theo như nghiên cứu từ Nielsen thì niềm tin người tiêu dùng trong Marketing cho thấy:

  • 92% người tiêu dùng tin tưởng những lời khuyên từ bạn bè, người thân trong gia đình
  • 70% người tiêu dùng tin tưởng từ những người tiêu dùng khác đã sử dụng qua sản phẩm

Chỉnh bởi lý do này mà đem đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi mua, hãng đã chứng minh rằng sản phẩm của hãng là tốt nhất và đủ để thỏa mãn khách hàng. Những chân lý về “chủ nghĩa hoàn hảo” được Apple đưa vào chiến lược kinh doanh quốc tế của Apple một cách hoàn hảo nhất.

Đơn giản là trên hết

Tại sao lại đơn giản là trên hết? Apple mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời, không chỉ những sản phẩm của họ là tuyệt nhất mà chính những thứ xung quanh họ cũng quan tâm đến vấn đề trải nghiệm của khách hàng. Apple giúp người dùng hiểu được người dùng không thích những thứ phức tạp và luôn hướng tới sự tối giản. Trong Content Marketing của Apple thì hãng đưa những từ ngữ gần gũi với khách hàng, hạn chế tối đa những từ ngữ chuyên ngành công nghệ cao, bởi vì họ hiểu rằng đối tượng khách hàng của Apple nhắm tới là những người “không biết rõ về công nghệ”.

Hành trình với mục tiêu chiến lược của Apple
Hành trình với mục tiêu chiến lược của Apple

Một điểm nữa khiến những chiến lược Marketing của Apple khác biệt và gây tiếng vang chính là cách truyền đạt thông tin, thông số kỹ thuật và tính năng. Thay vào đó hãng nhấn mạnh rằng “sản phẩm của họ có thể thay đổi cuộc sống của bạn, và làm nó tốt hơn”. Định vị thương hiệu của Apple còn đi liền với triết lý “Đơn giản là trên hết” thông qua website và blog của họ, họ biết cách dẫn khách hàng vào trang web của họ một cách dễ nhất. Theo nghiên cứu chỉ 79% người dùng web quét những thông tin đầu trang và thông tin họ cần, nhìn thấy điều đó, thay vì làm web “hoa mỹ” thì Apple lại hướng đến sự tối giản đem những thông tin tốt nhất cho khách hàng.

Hoàn hảo trong mọi phương thức bán hàng

Trải nghiệm tại cửa hàng bán lẻ của Apple thực sự là “đỉnh của đỉnh”. Hãng không cần yếu tố PR rầm rộ, không cần những lời phô trường mà chỉ tập chung vào yếu tố thực tế, những gì đối tượng khách hàng của Apple trải nghiệm được là chìa khóa để dẫn họ đến thành công. Theo những nghiên cứu thị trường của Nielsen thì 70% những khách bước ra từ Apple store đều mua một thứ gì đó trong cửa hàng. Chính bởi chiến lược Marketing tự nhiên ưu tiên trải nghiệm người dùng đã khiến Apple không cần tập trung quá vào quảng cáo mà vẫn thu hút về lượng khách hàng đông đảo và lợi nhuận cực kỳ ấn tượng.

Bạn có thể lên Youtube và tìm kiếm những video về những nội dung mở hộp những điện thoại Iphone hay các dòng sản phẩm khác như Mac, Ipod, Apple Watch. Apple tập cung ngay từ việc thiết kể vỏ hộp, sản phẩm là một thứ bên trong, những việc tạo ấn tượng ngay từ bên ngoài là điều mà không phải ai cũng nghĩ ra và làm được. Theo nghiên cứu tâm lý của các chuyên gia thì những thứ đẹp và gây ấn tượng với khách hàng sẽ khiến họ muốn chia sẻ hơn với mọi người. Apple đã hiểu được điều đó và tạo nên sự khác biệt cho mình, họ có thể dựa vào điều đó gia tăng được độ phủ, chính những video đó khiến in sâu vào tâm lý của khách hàng rằng Iphone là sản phẩm tốt là sản phẩm đáng để mua.

Đánh vào cảm xúc của khách hàng

Kết nối cảm xúc là chìa khóa cho chiến lược Marketing của Apple, có lẽ những câu chuyện mà Apple đưa đến cho khách hàng là những video có độ viral và lan tỏa cực kỳ cao. Hãy nghĩ lại quảng cáo đầu tiên cho Ipad ra đời vào năm 2010, Apple đã làm bối cảnh những người ở trong phòng khách, họ không nói về kích thước màn hình hay tốc độ mà đơn giản chỉ là họ yêu Ipad của mình.

Những nghiên cứu nổi tiếng của tiến sĩ Jonah Berger cho thấy nội dung gợi lên những cảm xúc kích thích cao và có khả năng lan truyền hơn bất cứ hình thức nào. Chính vì vậy Apple đã biến cảm xúc ấy thành “paint point” để đánh vào khách hàng tạo ra những chiến dịch mang đầy cảm xúc, những quảng cáo có tốc độ lan truyền trên social media rất cao. Để gợi lên và xây dựng cảm xúc của khách hàng theo cách của Apple, hãy sử dụng ngôn ngữ cảm xúc của riêng của bạn, nơi nó có ý nghĩa để làm như vậy. Hãy chắc chắn rằng nó chảy tự nhiên. Một cách để làm điều này là sử dụng các từ kích hoạt cảm xúc để phát triển chiến dịch Marketing của bạn.

Không đối đầu về giá cả trên thị trường là chiến lược giá của Iphone nói riêng và của Apple nói chung

Apple hiểu rằng cạnh tranh về chiến lược giá có thể làm sụp đổ hoàn toàn công việc kinh doanh của bạn và Apple biết rằng giảm giá và cạnh tranh sẽ dẫn tới một cuộc đua vào ngõ cụt. Do đó, chiến lược cạnh tranh của Apple tập trung vào USP của họ (đề xuất giá trị độc nhất) đó chính là thiết kế đẹp mắt mà bạn có thể nhìn thấy ngay từ khi mở hộp. Apple không để ý tới sự cạnh tranh, trong khi những hàng khác tập trung vào một tính năng thế mạnh duy nhất thì Apple tập trung vào toàn bộ sản phẩm và thực tế đã chứng minh điều đó.

Giá được định rất cao là chiến lược Marketing của Apple về giá
Giá được định rất cao là chiến lược Marketing của Apple về giá

Chiến lược Marketing của Apple tại mọi thời điểm có thể là đặt giá cao hơn những sản phẩm khác trên thị trường. Nhưng đã nói ở trên, Apple luôn biết cách làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu của Apple bằng sản phẩm của họ, chính vì thế Apple đã tạo ra cho các Marketer một bài học rằng bạn có thể thực hiện chiến lược này ở bất kể thị trường bạn có kể cả thị trường ngách, và bất cứ quy mô của bạn là gì thì hãy luôn nhớ điều chỉnh giá cao hơn.

Sự ra mắt của Apple Iphone XS: Liệu Apple vẫn theo “chủ nghĩa hoàn hảo” trong Marketing

Có thể nói, sự kiện ra mắt 3 dòng sản phẩm mới vừa qua của hãng công nghệ “táo khuyết” vẫn gây bão dư luận vẫn đưa ra được những cú hích trên thị trường mục tiêu của Apple. Lượng người quan tâm đến sự kiện của Apple vẫn là vô cùng lớn. Ý kiến sau sự kiện cho thấy rằng Apple không thay đổi thiết kế, không có sự đột phá giống như quá khứ mà hãng đã làm.

Chiến lược của Apple đối với sản phẩm iPhone, sự kiện ra mắt Iphone XS vẫn chứng tỏ chiến lượng Marketing của Apple vẫn theo “chủ nghĩa hoàn hảo” mà Steven Jobs đề ra (Nguồn: ZDNet)

Thế nhưng hãy nhìn vào thực tại, hãy nhớ về quá khứ khi Apple đã thay đổi định nghĩa “Màn hình cảm ứng” là gì, hay “Touch ID” đã cho thấy bảo mật là thế nào. Với một thị trường bão hòa như hiện nay sự sáng tạo là điều rất khó và đôi khi cố gắng sáng tạo thì sẽ phản tác dụng. Chính vì vậy Apple vẫn giữ nguyên quan điểm trong chiến lược PR của Apple về việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng là trên hết để cho khách hàng mục tiêu của Apple thấy trải nghiệm tốt nhất là như thế nào. Chính bởi chiến lược Marketing không quảng cáo rầm rộ, mà ưu tiên vào sự “hoàn hảo” thì qua đợt ra mắt Iphone XS vừa rồi hãng đã cho thấy những toan tính của mình. Ai bảo hãng đã hết thời thì cứ nhìn số lượng người tìm kiếm thông tin về Iphone XS (772 triệu lượt tìm kiếm), thì có thể thấy chiến lược Marketing của hãng vẫn hoàn hảo như hồi nó xưa.

Kết luận

Apple đã cho cả thế giới thấy “chủ nghĩa hoàn hảo” là như thế nào thông qua những sản phẩm mà hãng tạo ra. Sản phẩm Iphone XS vừa qua đã chứng tỏ cho câu nói “Đẳng cấp là mãi mãi”. Chiến lược Marketing của Apple hướng đến mục tiêu khách hàng là trên hết, và dù không quảng cáo rầm rộ thì hãng những con số về số lượng bán ra và lợi nhuận vẫn ở con số ấn tượng. Apple vẫn là hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới bởi chiến lược Marketing khôn ngoan và “chạm” tới khách hàng.

 

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây