18 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười hai 8, 2024

Cách tạo chiến lược phân khúc thị trường hiệu quả – Mẹo hay

Phân khúc thị trường là hoạt động quan trọng trong Marketing để hoạt động này có hiệu quả thì Maketer cần biết cách tạo chiến lược phân khúc thị trường. Cùng xem hướng dẫn ngay sau đây!

Cách tạo chiến lược phân khúc thị trường

Chắc hẳn bạn đã biết phân đoạn thị trường là gì và tại sao nó lại quan trọng đúng không nào. Bây giờ, đã đến lúc vận dụng những kiến thức này vào thực tế. Quy trình tạo chiến lược phân khúc thị trường gồm 5 bước đơn giản như sau:

Chiến lược phân khúc thị trường
Chiến lược phân khúc thị trường

Phân tích khách hàng hiện tại của bạn

Nếu hiện tại bạn đang có lượng khách hàng đông đảo, hãy bắt đầu quá trình phân đoạn thị trường bằng cách thực hiện phân tích đối tượng. Phân tích đối tượng cho phép bạn tìm hiểu về khách hàng của mình và bắt đầu xác định các xu hướng tồn tại trong cơ sở khách hàng hiện tại. 

Phỏng vấn khách hàng và nhóm bán hàng của mình

Hãy liên hệ và làm vài cuộc phỏng vấn với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ trước đây, khách hàng lý tưởng và khách hàng tiềm năng. Đặt những câu hỏi giúp bạn điền thông tin chi tiết của cả bốn loại phân đoạn thị trường.

Ngoài ra, nếu bạn có một nhóm bán hàng đã từng làm việc với nhiều khách hàng, hãy sử dụng họ như một nguồn lực. Phỏng vấn họ để tìm ra những điểm chung hoặc xu hướng mà họ thường thấy khi làm việc với khách hàng.

Tham khảo dữ liệu kinh doanh của bạn.

Doanh nghiệp của bạn sẽ có vô số dữ liệu giúp bạn hiểu rõ khách hàng của mình. Sử dụng các công cụ quản lý quan hệ khách hàng và hệ thống điểm bán hàng của bạn để tìm các xu hướng liên quan đến phân khúc hành vi. Kéo dữ liệu hiển thị số tiền khách hàng chi tiêu, tần suất họ ghé thăm cửa hàng của bạn và loại sản phẩm mà họ mua nhiều nhất.

Sử dụng phân tích trang web của bạn

Trang web cũng có dữ liệu có thể giúp bạn tìm hiểu về khách hàng của mình. Sử dụng Google Analytics để tìm chi tiết liên quan đến tất cả 4 loại phân đoạn thị trường trên. Ví dụ: bạn có thể tìm hiểu về hành vi của khách hàng bằng cách xem những trang nào mà người dùng truy cập, họ ở lại trang đó trong bao lâu và những trang web giới thiệu nào đã dẫn họ đến trang web của mình.

Sử dụng phân tích trang web của bạn
Sử dụng phân tích trang web của bạn

2. Tạo tính cách người mua cho khách hàng lý tưởng

Sau khi hoàn thành phân tích đối tượng, bạn sẽ biết được khách hàng hiện tại của mình là ai. Trong bước tiếp theo, bạn cần sử dụng các dữ liệu đó để tạo nhân vật người mua, hãy  mô tả thật chính xác loại khách hàng mà bạn muốn thu hút.

Tính cách người mua là một mô tả nửa hư cấu về khách hàng lý tưởng. Nó cho phép bạn hình dung rõ ràng về con người mà thương hiệu của bạn đang muốn thu hút. Qua đó giúp bạn dễ dàng tìm thấy các cơ hội phân khúc thị trường phù hợp hơn.

3. Xác định cơ hội phân khúc thị trường

Khi bạn đã  mô tả được khách hàng lý tưởng của mình, hãy bắt đầu tìm kiếm cơ hội phân khúc thị trường. Cơ hội phân khúc thị trường là một xu hướng có thể thúc đẩy các chiến thuật hoặc dịch vụ marketing mới. Để xác định chúng, trước tiên hãy đặt vài câu hỏi về thương hiệu của mình.

❂ Thương hiệu của bạn giải quyết những vấn đề gì? 

❂ Bạn có thể giải quyết vấn đề gì tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình? 

❂ Bạn biết nhiều hoặc nổi trội về điều gì? 

❂ Bạn và nhóm của bạn thích phục vụ ai?

Xác định cơ hội phân khúc thị trường
Xác định cơ hội phân khúc thị trường

Sau đó, hãy tham khảo lại các phân tích đối tượng và tính cách người mua của bạn đã làm. Cuối cùng là đặt các câu hỏi để tìm kiếm cơ hội phân khúc thị trường.

❂ Đặc điểm hoặc phẩm chất của khách hàng nào là phổ biến nhất? 

❂ Những phân đoạn nào hiện không được phục vụ? 

❂ Những phân khúc nào mà thương hiệu của bạn đủ điều kiện duy nhất để phục vụ?

Xác định một vài cơ hội phân khúc thị trường tiềm năng và sau đó nghiên cứu để xác nhận rằng chúng là khả thi.

4. Nghiên cứu phân khúc thị trường tiềm năng

Trước khi bạn khởi động chiến dịch marketing cho một phân khúc mới của thị trường, hãy xác minh rằng đó là một lựa chọn tốt. Nghiên cứu thị trường để xem có sự cạnh tranh nào và khách hàng có quan tâm đến thị trường mới của mình hay không. 

Thực hiện nghiên cứu từ khóa để đảm bảo rằng, sẽ có một lượng người nhất định đang tìm kiếm các cụm từ liên quan đến phân khúc thị trường mới của bạn. Nhập các cụm từ tìm kiếm vào công cụ Google Keyword Planner để đo lường mức độ quan tâm và cạnh tranh của khán giả. Tìm kiếm các cụm từ phổ biến với mức độ cạnh tranh thấp để tìm được vị trí thích hợp.

5. Kiểm tra và lặp lại

Một khi bạn tìm thấy một thị trường mới mà bạn muốn khám phá, đừng vội vàng mà hãy tạo một vài chiến dịch để kiểm tra lại ý tưởng của mình. Sau đó tiến hành điều chỉnh tối ưu lại chiến dịch. Hãy kiểm tra và lặp lại thường xuyên quá trình này dựa trên những gì bạn học được để các chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn cần sở hữu cho mình một phần mềm quản lý bán hàng để giúp doanh mình mình dễ dàng kiểm tra tổng hợp được các quy trình, đo lường được hiệu quả công việc. Từ đó có thể tối ưu được lợi nhuận,  ngày càng phát triển bền vững theo thời gian. 

Tiêu chí đối với phân khúc thị trường

Sau khi đã phân đoạn thị trường, các phân khúc phải đáp ứng được những tiêu chí sau:

❂ Khác nhau về cách thức phản ứng: Các phân đoạn thị trường phải khác nhau về cách thức phản ứng với cùng chương trình, hoạt động marketing. Ví dụ nếu nam và nữ có cách thức phản ứng giống nhau với cùng chương trình, hoạt động marketing của phần mềm bán hàng TPos, thì TPos sẽ không phân khúc thị trường theo giới tính.

❂ Khả thi: Các doanh nghiệp phải có đủ khả năng chăm sóc và phục vụ được khách hàng của mình trong phân khúc.

❂ Có thể đo lường được: Những yếu tố như sức mua, kích cỡ phân khúc và lợi nhuận của phân đoạn thị trường phải có khả năng đo lường được.

❂ Có thể tiếp cận được các khách hàng trong phân khúc 

❂ Có khả năng sinh lời: Những phân khúc này phải đủ lớn và tạo ra đủ lợi nhuận

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của phân khúc thị trường là gì. Từ đó biết cách chiến lược phân khúc thị trường có được một chiến dịch Marketing thành công rực rỡ. Chúc bạn luôn may mắn và thành công.

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây