KOC hiện nay là một thuật ngữ khá mới nhưng lại nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Phương thức này có một sức ảnh hưởng và tác động cực lớn tới quyết định mua hàng của các đọc giả giúp công việc kinh doanh phát triển hơn. Vậy thực chất KOC là gì và những người này kiếm này bằng cách nào, hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu KOC là gì?
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer, chỉ người có sức ảnh hưởng lớn và kiếm tiền thông qua thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ của các nhãn hàng trên thị trường rồi đưa ra đánh giá, nhận xét riêng. Cách này không cần phải có lượng follow lớn vì kiếm tiền bằng hoa hồng.
Những KOC có số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội ngày một tăng lên nhờ công việc đang làm. Việc chia sẻ đánh giá dựa vào trải nghiệm và nghiên cứu sản phẩm sẽ quyết định bạn thực chất có phải là một KOC đáng tin tưởng hay không. Và, chính KOC sẽ là người tác động gián tiếp một cách mãnh liệt tới quá trình quyết định mua sản phẩm của các đọc giả.
KOC và KOL được phân biệt khác nhau thế nào
Chắc hẳn thuật ngữ KOL đã không còn xa lạ gì với đông đảo bạn trẻ hiện nay và có thể thấy đôi nét tương đồng của KOL và KOC. Tuy nhiên, để có thể hiểu được sự khác nhau giữa 2 người này, cần đánh giá qua các tiêu chí cụ thể của KOL và KOC là gì sẽ được trình bày dưới đây.
Cấp độ phổ biến
Ở thời điểm hiện tại, từ khoá KOL được tìm kiếm sẽ cho ra hàng loạt các dịch vụ với đa dạng mức giá thành khác nhau. Thường thì các nhãn hàng sẽ chủ động tìm kiếm các KOL để ký hợp đồng hợp tác và thương hiệu sẽ chi tiền cho các KOL để họ trải nghiệm sản phẩm miễn phí nhằm quảng bá công dụng tuyệt vời đến với người mua hàng.
Ngược lại với KOL, điểm khác biệt của KOC là gì? KOC sẽ đứng trên cương vị là một khách hàng sử dụng các sản phẩm cả hãng và xem xét những sản phẩm mà họ chú ý. Sau đó, họ quay các video hoặc đăng bài để nhận xét, đánh giá về sản phẩm rồi nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả tùy thuộc vào mức hoa hồng.
Có thể thấy, KOL sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc làm truyền bá, quảng cáo sản phẩm với quy mô rộng lớn. Trong khi đó, KOC lại tập trung chủ yếu vào các hoạt động tương tự như bán hàng và dịch vụ khách hàng để nhận được hoa hồng sau khi bạn đã trở thành đối tượng mục tiêu của họ. Tác động của KOC khá mạnh nhưng có độ phủ thấp không như KOL.
Quy mô khán giả của KOL và KOC là gì?
KOL thường sẽ được phân loại dựa theo số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, YouTube,…. Theo đó, lượng follow của bạn là từ 1.000 – 10.000 xếp vào nhóm có tác động Nano, từ 10.000 – 50.000 là nhóm Micro và lượng follow từ 1.000.000 sẽ được xếp vào nhóm Mega và có thể tác động tới quyết định mua hàng từ sản phẩm được review bởi KOC là gì.
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để người ta có thể đánh giá và lựa chọn được những KOL có sức ảnh hưởng trong chiến dịch Marketing của thương hiệu. Tuy nhiên, yếu tố quyết định để xem xét đối với KOC lại không phải lượt follow. Những KOC có nhận xét chân thực và đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm có lượng follow khá thấp khi mới làm việc.
Tính chuyên ngành của KOL và KOC là gì?
Trong khi KOL đòi hỏi chuyên môn sâu rộng về đa dạng lĩnh vực hoạt động trên thị trường để sao cho có thể dẫn dắt người dùng sử dụng sản phẩm nhưng KOC lại không cần như thế. KOC là gì? Là người dùng sản phẩm với tâm thế người mua hàng và các nhận xét, đánh giá được đưa ra là từ phương diện chủ quan, hoàn toàn chân thực.
Cho dù vậy, vẫn có rất nhiều KOC sở hữu độ tin cậy cao đối với khách hàng bởi nhận xét chủ quan thường sẽ được đón nhận một cách chân thực hơn và không mang tính quảng cáo cho bất cứ thương hiệu nào. Trái lại, với nhiều nhãn hàng thì lại chọn KOL để PR cho sản phẩm của mình và đôi khi không khéo léo nên người mua thông minh sẽ nhận ra dễ dàng.
Chất lượng của KOC được đánh giá như thế nào?
Bất cứ một hoạt động hay những người có sức ảnh hưởng, và đặc biệt là dùng sức ảnh hưởng để kiếm tiền đều cần có các tiêu chí để đánh giá chất lượng. Vậy các tiêu chí để đánh giá KOC là gì? Đối với KOC, sẽ có 3 tiêu chí chính được áp dụng để xem xét thực sự người đó có phải là một KOC đáng tin cậy hay không.
- Relevant: Chỉ số này thể hiện sự viral của KOC với mức độ ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên thị trường và một KOC có Relevance Score cao trên 60% sẽ có tên trong bảng xếp hạng của Influencer.
- Performance: Là chỉ số được ứng dụng để đo lường hiệu quả dựa vào nội dung chia sẻ của KOC là gì và một Influencer có tác động lớn sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp.
- Growth: KOC và ngay cả thương hiệu cũng phải dựa vào xu hướng của thị trường để lên kế hoạch Influencer Marketing một cách hoàn hảo nhất. Tiếp đó, các KOC sẽ đưa ra đánh giá chân thực nhất trên cương vị người dùng để đánh giá xem thực sự kế hoạch có đúng bản chất và thành công hay không.
Cách thức kiếm tiền của KOC là gì?
Cách thức kiếm tiền của KOL và KOC có bản chất khá tương đồng với nhau bởi nguồn thu nhập của họ đều là từ những nhãn hàng mà có. KOC vẫn có thể tham gia các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, YouTube, Facebook,… và tham gia các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm để người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm được giới thiệu bởi KOC là gì.
Tuy nhiên, KOL sẽ được nhãn hàng trả tiền PR sản phẩm và KOC lại chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm để nhận hoa hồng trên số đơn người tiêu dùng đặt hàng. KOC dần đang khẳng định được vị thế của mình quan trọng ngang ngửa với KOL trong hầu hết các chiến dịch Marketing hiện nay.
Thực tế, KOL mang lại hiệu quả về sự tiếp cận, tương tác với độ phủ sóng cao nên thương hiệu sẽ được biết đến một cách rộng rãi với quy mô lớn. Còn KOC lại mang đến các con số về doanh thu với lượng người mua lớn. Thường thì các KOC sẽ gắn link affiliate trên bio của mình để khách hàng có thể biết được sản phẩm được quảng cáo bởi KOC là gì.
Xem thêm:
- B2B là gì? Mô hình kinh doanh này có thực sự hiệu quả?
- Phân khúc thị trường – Những mục tiêu thực hiện phân khúc
Tại sao các Marketer nên chọn KOC?
Không thể phủ nhận sức mạnh của KOL mang lại nhưng thực tế vẫn cần nhìn nhận về nhiều khía cạnh để thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc sử dụng KOL cho chiến dịch Marketing của mình. Dưới đây là lý do cho thấy sẽ là đúng đắn nếu các Marketer chọn KOC:
- Khoản chi: Các chi phí book quảng cáo của KOL khá cao và trong khi đó, KOC sẽ giúp thương hiệu tiết kiệm được khoản này bởi họ không kiếm tiền bằng cách PR sản phẩm và dù sản phẩm được giới thiệu bởi KOC là gì vẫn có tầm quyết định lớn.
- Hiệu quả: Đôi khi lượng follow của KOL có thể là ảo và ảnh hưởng tới sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu còn KOC lại đưa ra những nhận xét chân thực từ chính bản thân nên ngày càng được người dùng tin tưởng hơn.
Như vậy, bạn đã được cung cấp thông tin cụ thể để hiểu rõ hơn về KOC là gì và có thể phân biệt được sự khác nhau giữa KOL và KOC. Sự quan trọng của KOC ngày một nâng cao và nhận được sự tin tưởng từ đông đảo người dùng nhờ những lời đánh giá, nhận xét chân thực. Và không thể phủ nhận đây chính là lý do cho thấy KOC đang dần thay thế KOL.