Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing hiện nay

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing hỗ trợ vô cùng đắc lực trong việc xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu hành vi và đưa ra các chiến lược Marketing đáp ứng nhu cầu người dùng. Cụ thể như sau:

Xác định khách hàng mục tiêu

Hầu hết những nhà tiếp thị giỏi đều hiểu rằng, trước khi lên được một kế hoạch tiếp thị bài bản cần phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang mong muốn điều gì. Hay nói cách khác, họ cần phải hiểu được insight khách hàng (customer insight). Khi làm được điều này, bạn sẽ hiểu được những điều mà khách hàng thích hoặc không thích để có chiến lược tiếp thị phù hợp.

Ứng dụng của tháp nhu cầu maslow trong marketing
Ứng dụng của tháp nhu cầu maslow trong marketing

Định vị phân khúc khách hàng

Tháp maslow còn giúp bạn dễ dàng định vị phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp mình. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, họ sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. Cho nên bạn cần biết được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp nằm ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù hợp nhất.

Nghiên cứu hành vi khách hàng để truyền tải đúng thông điệp

Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo chính là nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn cần biết được ở phân khúc này yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách: sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng… Một khi làm được điều này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ứng dụng bậc thang nhu cầu Maslow trong Marketing.
Ứng dụng bậc thang nhu cầu Maslow trong Marketing.

Ví dụ: Bạn kinh doanh mặt hàng là xe ô tô tầm trung, hướng tới đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình. Nếu bạn lựa chọn tốc độ hay sự sang trọng là ưu điểm của sản phẩm là hoàn toàn sai. Bởi nhu cầu của khách hàng mục tiêu đang thuộc cấp nhu cầu sinh lý và an toàn, nên vấn đề họ quan tâm khi mua xe chính là giá cả vừa phải, tiết kiệm xăng, tiện nghi và thoải mái. 

Hoặc, cũng với chiếc xe này nhưng bạn lại lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là những người thương gia thì liệu có bán được sản phẩm hay không? Khác với đối tượng mục tiêu ở trên, nhu cầu ở nhóm khách hàng này đã bắt đầu chuyển sang cấp nhu cầu cần được kính trọng và muốn thể hiện. Cho nên, điều họ cần ở một chiếc xe chính là mức độ sang trọng, đẳng cấp và thương hiệu.

Một số điều cần lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu không nhất thiết phải “rập khuôn” như tháp Maslow

Theo mô tả của tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu con người phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, Maslow cũng lưu ý rằng những nhu cầu này có thể không cứng nhắc như vậy, mà nó có thể thay đổi thứ tự linh hoạt tùy vào mỗi người và từng hoàn cảnh.

Ví dụ: Theo như tháp nhu cầu Maslow thì các mối quan hệ và tình cảm được xếp trước nhu cầu kính trọng, nghĩa là họ lựa chọn kết hôn sau đó mới phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, một số người có thể có nhu cầu được kính trọng cao hơn cho nên họ lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển sự nghiệp trước khi lập gia đình.

Tuy nhiên dù các nhu cầu bên trên có thể thay đổi như thế nào đi nữa, thì nhu cầu cơ bản là nhu cầu sinh lý vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và là nền tảng để phát triển các nhu cầu tiếp theo.

Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Hầu hết mọi người đều mong muốn nhu cầu của mình có thể tăng theo tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhu cầu có thể bị gián đoạn do nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng. Hoặc trong một số trường hợp, nhu cầu trước đây đã được đáp ứng nhưng do một số biến cố trong cuộc sống như ly hôn, mất việc, nợ nần… nhu cầu có thể được yêu cầu thực hiện lại.

Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng
Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Ví dụ: Một người đã lập gia đình đang trong giai đoạn mong muốn thăng tiến để đạt được nhu cầu được kính trọng. Bỗng dưng người này ly hôn, lúc này sẽ ở trong tình trạng dao động giữa hai cấp nhu cầu là nhu cầu kính trọng và nhu cầu đáp ứng các mối quan hệ, tình cảm. Đồng thời, nhu cầu về tình cảm được yêu cầu thực hiện lại do đã bị thiếu hụt.

Do đó, không phải bất kỳ người nào cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như tháp nhu cầu, mà họ có thể bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp.

Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới mới xuất hiện

Theo Maslow, nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới có thể xuất hiện. Nghĩa là khi một số nhu cầu cơ bản của con người được thỏa mãn ở một mức độ nào đó họ sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới.

Kết luận

Qua những chia sẻ trên, bạn có thể thấy tháp tháp nhu cầu maslow trong marketing giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong nghiên cứu nhu cầu của con người. Do đó mà nó được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề. Đặc biệt, trong Marketing tháp nhu cầu của Maslow giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm đáp ứng chính xác những gì họ đang cần.

 

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây