Tháp Maslow và những ứng dụng cụ thể trong doanh nghiệp

Tháp Maslow là một công cụ có vai trò quan trọng trong việc quản lý của các doanh nghiệp. Thế nhưng, thuật ngữ này nhiều người còn chưa biết đến và cũng chưa biết cách vận dụng trong quản trị. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về lý thuyết này.

Đôi nét về Tháp Maslow

Tháp Maslow được hiểu như một lý thuyết đáp ứng được nhu cầu do Abraham Maslow xây dựng nên. Lý thuyết này sẽ lý giải việc con người được động viên, đáp ứng bởi các nhu cầu và sắp xếp các nhu cầu theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp hơn. Theo đó, nhà tâm lý phân chia các nhu cầu theo thứ bậc trên tháp gồm có:

  • Nhu cầu đáp ứng sinh lý.
  • Nhu cầu về sự an toàn.
  • Nhu cầu các mối quan hệ xã hội.
  • Nhu cầu được tôn trọng trong cuộc sống.
  • Nhu cầu tự thể hiện năng lực, ý kiến bản thân.

Tháp Maslow là một lý thuyết về việc đáp ứng các nhu cầu cốt lõi
Tháp Maslow là một lý thuyết về việc đáp ứng các nhu cầu cốt lõi

Tháp Maslow được ứng dụng trong doanh nghiệp

Không khó để các nhà quản lý có thể ứng dụng tháp Maslow trong doanh nghiệp của mình. Bởi mỗi một nhu cầu được thể hiện bằng một bậc mặc định sẵn trên tháp.

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý tức là một trong những mong muốn cơ bản nhất của con người được đặt ở vị trí đầu tiên của tháp Maslow. Lúc này doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống hằng ngày về ăn, ở, đi lại. Doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản lương tối thiểu để họ đảm bảo đáp ứng được điều đó. Bên cạnh đó, công ty cũng tạo nên một môi trường làm việc phù hợp nhất, với giờ giấc đảm bảo cho một ngày dài không cảm thấy gò bó và áp lực quá.

Nhu cầu an toàn

Sau khi đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, doanh nghiệp cần phải thực hiện mong muốn về sự an toàn của nhân viên. Theo đó, hợp tác giữa nhân viên và công ty là bản hợp đồng lao động. Theo quy định cùng với các luật Lao động, nhân viên sẽ được công ty đảm bảo các chính sách như đóng bảo hiểm xã hội, các quyền lợi khác.

Trong công việc con người luôn mong muốn được thỏa mãn nhu cầu
Trong công việc con người luôn mong muốn được thỏa mãn nhu cầu

Nhu cầu giao tiếp

Chắc chắn trong cuộc sống cũng như công việc, nhu cầu giao tiếp rất cần thiết và có vai trò quan trọng. Theo đó, tháp Maslow dành hẳn một phần để thể hiện con người cần được tạo môi trường giao tiếp và các mối quan hệ để hoa đồng, hợp tác cùng phát triển. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo tạo điều kiện được làm việc nhóm, thực hiện các hoạt động ngoại khóa, du lịch để tăng thêm sự đoàn kết và phát triển bản thân.

Nhu cầu được tôn trọng

Nhu cầu được tôn trọng khi làm việc trong công ty tháp Maslow muốn hướng tới chính là việc được thừa nhận năng lực, địa vị cũng như tiếng nói của mình đối với tổ chức. Theo đó, công ty phải đưa ra những chính sách tuyên dương, khen thưởng để động viên và khích lệ nhân viên của mình ngày càng phát huy hết khả năng cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhu cầu tự thể hiện

Khi làm việc trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào tự thể hiện bản thân luôn là nhu cầu tất yếu. Cũng vì thế tháp Maslow đặt nhu cầu này ở bậc cao nhất trong tất cả các nhu cầu. 

Doanh nghiệp sẽ phải tạo điều kiện để nhân viên thể hiện năng lực, trình độ của bản thân từ đó phát huy và khai thác tối đa tiềm năng vốn có. Bên cạnh đ, tháp Maslow muốn nhấn mạnh công ty sẽ phải có những chính sách ưu đãi cho những nhân viên xuất sắc, giúp họ có cơ hội thăng tiến và đảm nhận những trọng trách lớn lao với quyền lợi nhiều hơn.

Lý thuyết tháp Maslow mở rộng

Năm 1970, nhà tâm lý học Maslow đã khám phá ra những nhu cầu lớn hơn của con người. Theo đó, ông đã bổ sung lý thuyết này vào nhiều tầng nhu cầu mở rộng thêm tháp Maslow. Sự thay đổi này tương xứng với những nhu cầu ngày càng khác của mỗi con người chúng ta. Theo đó, có sự thay đổi giữa vị trí các nhu cầu và bổ sung thêm một số nhu cầu mới gồm có 8 tầng cụ thể:

  • Cấp 1: Nhu cầu sinh lý.
  • Cấp 2: Nhu cầu sức khỏe.
  • Cấp 3: Nhu cầu xã hội.
  • Cấp 4: Nhu cầu được tôn trọng.
  • Cấp 5: Nhu cầu nhận thức.
  • Cấp 6: Nhu cầu thẩm mỹ.
  • Cấp 7: Nhu cầu thể hiện.
  • Cấp 8: Nhu cầu tâm linh.

Những nhu cầu của tháp Maslow cũ đã được phân tích ở mục trên, tiếp đến bạn nên nắm rõ thêm các nhu cầu mới cụ thể như sau:

Nhu cầu nhận thức 

Nhu cầu nhận thức được thay thế ở vị trí thứ 5 trong tháp Maslow mở rộng. Đây là nhu cầu của bất cứ ai khi nhận thức bản thân cần được trải nghiệm, muốn khám phá để thay đổi tư duy tiến bộ và tích cực hơn. Từ đó, kiến thức được trang bị nhiều hơn, nâng cao giá trị bản thân của mình trong doanh nghiệp, tổ chức.

Nhu cầu thẩm mỹ

Ngoài các nhu cầu ăn ở, sinh hoạt và làm việc, sức khỏe, tháp Maslow muốn nói con người cũng mong muốn được tìm đến, khám phá vẻ đẹp thể giới. Con người cần được chăm sóc cả về thể hình lẫn tâm hồn của mình thông qua hoạt động nghệ thuật, âm nhạc hay khám phá thế giới tự nhiên.

Nhu cầu về tâm linh

Ở cấp độ cuối cùng của tháp Maslow có thể hiện nhu cầu về tâm linh tức là thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Khi đã đáp ứng hết tất cả các tầng nhu cầu ở dưới, con người sẽ tìm đến thế giới xung quanh, có những hành động giúp đỡ, làm việc thiện để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người.

Ngoài ra, họ còn mong muốn được theo đuổi những giá trị tinh thần hay thiên về tâm linh, tín ngưỡng để thỏa mãn tâm lý của con người trong cuộc sống. Họ sẽ tìm đến các điều bí ẩn, hay những điều đơn giản nhất là gần gũi hơn với tự nhiên xung quanh.

Tháp Maslow mở rộng thể hiện nhu cầu ngày càng lớn hơn
Tháp Maslow mở rộng thể hiện nhu cầu ngày càng lớn hơn

Những lưu ý khi ứng dụng tháp Maslow

Mặc dù tháp Maslow đã phân định từng cấp độ cũng như thể hiện được hầu hết các nhu cầu của con người. Tuy nhiên, không phải việc ứng dụng tháp nhu cầu này vào doanh nghiệp và quản trị nhân sự sẽ y đúc như vậy mà cần có sự khôn khéo, linh hoạt mới phát huy được hiệu quả lý thuyết này.

Không nhất thiết rập khuôn máy móc 

Những học thuyết tháp Maslow nhắm vào đối tượng con người sẽ không dễ thực hiện một cách tuyệt đối. Và học thuyết này cũng vậy, các nhà quản trị, doanh nghiệp không nên áp dụng một cách máy móc mà hãy linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện. Tuy nhiên có một điều căn bản đó là nhu cầu sinh lý luôn được đáp ứng đầu tiên để làm nền tảng cho những nhu cầu sau đó.

Không phải nhu cầu lúc nào cũng tăng lên

Đa phần mọi người thường hướng đến áp dụng theo tháp Maslow từ thấp đến cao. Sẽ có những biến cố xuất hiện đột nhiên gây ra những gián đoạn trong nhu cầu. Chính sự gián đoạn này cũng thường có xu hướng đáp ứng nhu cầu từ đầu thay vì tăng dần lên cao.

Các nhu cầu xuất hiện bất chợt

Các nhu cầu mà tháp Maslow hướng đến có thể xuất hiện đồng loạt, có thể xuất hiện từ từ chứ không hiểu theo kiểu nhu cầu cũ được đáp ứng mới hình thành nên nhu cầu mới. Do đó, khi nhân viên đã hài lòng với nhu cầu cũ, doanh nghiệp có thể đáp ứng tiếp nhu cầu tiếp theo để phát triển năng lực, sức khỏe và tinh thần một cách toàn diện nhất. Điều này có nghĩa khi ứng dụng tháp cần sự linh hoạt, nhạy bén.

Cần linh hoạt khi ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong doanh nghiệp
Cần linh hoạt khi ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong doanh nghiệp

Xem thêm:

Qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp Maslow được ứng dụng trong doanh nghiệp và quản trị nhân sự. Đặc biệt trong lĩnh vực Marketing tháp này đã giúp các nhà nghiên cứu và tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng một cách tốt nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây