17 C
Vietnam
Thứ tư, Tháng mười 30, 2024

Vai trò của phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp thời 4.0

Marketing trong thời đại 4.0 vừa thuận lợi vừa khó khăn bởi sự biến đổi của khoa học công nghệ internet phát triển hàng ngay. Vậy vai trò của phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp hiện nay là như thế nào? Theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời!

Vai trò của phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp

Có thể nói thị trường vô cùng rộng lớn vì nhu cầu của khách hàng phân hóa rất đa dạng dựa trên thu nhập, sở thích, phong cách, cá tính,… nên không có một sản phẩm hay dịch vụ nào nào có thể làm vừa lòng hết tất cả mọi người. Bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp chỉ có hạn, kể cả những doanh nghiệp hàng đầu cũng không đủ khả năng đáp ứng hết thị trường. Do đó, các doanh nghiệp muốn có lợi thế cạnh tranh để kinh doanh hiệu quả thì phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn đối thủ khác.

Vai trò của phân khúc thị trường
Vai trò của phân khúc thị trường

Xác định khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp sử dụng phân khúc thị trường như một công cụ thiết yếu để giúp xác định các nhóm khách hàng khác nhau và tìm ra được những đối tượng khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ định hướng được phương pháp marketing nhằm quảng bá cho dịch vụ/sản phẩm mà công ty cung cấp đến đúng những khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Tạo giá trị

Thông qua kết quả phân khúc thị trường, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn sâu sắc về sở thích và nhận thức của khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra được các sản phẩm/dịch vụ giá trị đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng, dễ dàng được người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn, doanh thu bán hàng cũng vì thế mà gia tăng.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Do thị trường được phân thành các khúc nhỏ nên doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực để đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như mô hình kinh doanh từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh. Như đã nói, việc doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao với người tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mục tiêu chắc chắn sẽ là điểm mạnh để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với những đơn vị khác. Đây là điều mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đề mong muốn có được.

Hiểu rõ hơn về tập khách hàng của mình

Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nỗ lực marketing. Doanh nghiệp khi đã lực chọn cho mình được một phân khúc thị trường phù hợp sẽ nỗ lực theo đuổi và tiếp cận tốt hơn được tập khách hàng của mình.

Vai trò của phân khúc thị trường Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi bạn hiểu rõ về tập khách hàng của mình bạn sẽ có thể đưa đến cho họ nhiều thông tin hữu ích hơn, giúp tăng sự hài lòng của khách hàng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng của khách hàng.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Giữ chân khách hàng

Qua quá trình phân đoạn thị trường, tiếp cận tập khách hàng và quá trình bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Với những dữ liệu đã có sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng của mình tốt hơn cho những lần sau.

Ưu điểm và nhược điểm của phân khúc thị trường

Ưu điểm của phân khúc này là gì? Đó là có tỷ lệ chuyển đổi ở mức cao, các khoản chi tiêu phục vụ cho tiếp thị thì sẽ ít hơn và còn có thể lặp lại tiếp thị.

Bên cạnh ưu điểm thì cũng vẫn còn tồn tại những nhược điểm, bao gồm nhược điểm như sau: Có toàn bộ hoặc là chấp nhận có không bất cứ thứ gì thu về, tiềm năng về sự tăng trưởng bị giới hạn.

Tại sao cần phân khúc thị trường?

Việc phân khúc thị trường là việc cần thiết cho bất kì doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ nổ lực trong việc phân khúc chi tiết thị trường lại hiệu quả hơn các doanh nghiệp lớn chưa đủ nổ lực phân khúc chi tiết thị trường của mình.

Giúp thông điệp marketing mạnh mẽ hơn

Khi bạn biết mình đang nói chuyện với ai, bạn có thể phát triển các thông điệp marketing mạnh mẽ hơn.

Tránh được ngôn từ chung chung, mơ hồ theo kiểu dành cho mọi người.

Thay vào đó, hãy sử dụng thông điệp trực tiếp nói lên nhu cầu, mong muốn và đặc điểm riêng của khách hàng mục tiêu.

Xác định chiến thuật marketing hiệu quả nhất

Ngày nay với  với hàng tá chiến thuật marketing có sẵn, thật khó để biết chiến thuật nào sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn.

Việc kết hợp các loại phân khúc thị trường khác nhau sẽ hướng dẫn bạn định hình được chiến thuật marketing nào phù hợp nhất.

Từ đó bạn sẽ dễ dàng vạch ra các phương pháp chi tiết hơn để tiếp cận họ.

Xây dựng quảng cáo đa mục tiêu

Ngày nay, Digital Marketing cho phép bạn nhắm mục tiêu theo độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng, sở thích của họ, v.v.

Khi bạn sử dụng phân khúc thị trường để xác định đối tượng của mình, bạn hiểu rõ các đặc tính, từ đó xây dựng được các chiến dịch quảng cáo Digital hiệu quả hơn, nhắm đúng đối tượng hơn.

Thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Khi có thông điệp marketing rõ ràng, trực tiếp và nhắm đúng mục tiêu, chiến dịch marketing của bạn sẽ thu hút được những khách hàng có tiềm năng cao và có khả năng chuyển đổi thành người mua hơn.

Thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Phân biệt thương hiệu của bạn với đối thủ

Xác định rõ ràng các Tuyên bố Giá trị (Value Proposition) và Thông điệp sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các đối thủ.

Thay vì trộn lẫn với các thương hiệu khác, bạn có thể tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng cách tập trung vào nhu cầu và đặc điểm cụ thể của khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ khách hàng sâu sắc hơn

Khi biết khách hàng muốn gì và cần gì, bạn có thể cung cấp các giá trị duy nhất và gây được tiếng vang với họ.

Giá trị khác biệt này dẫn đến mối liên kết bền chặt hơn giữa thương hiệu và khách hàng, tạo ra mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Xác định các cơ hội thị trường ngách

Marketing thị trường ngách là chiến lược tập trung vào một thị trường mục tiêu độc nhất.

Thay vì quảng bá đến mọi người, Marketing Thị trường ngách tập chung chuyên biệt vào một nhóm nhỏ các khách hàng tiềm năng với nhu cầu đặc biệt mà thường bị các nhãn hàng lớn bỏ qua.

Tìm được kim chỉ nam

Nhắm mục tiêu trong marketing là kim chỉ nam giúp thông điệp và mục tiêu marketing của bạn đi đúng hướng.

Giúp bạn xác định các cơ hội marketing mới, đồng thời tránh bị chệch hướng khỏi thị trường mục tiêu của mình.

Mở rộng nỗ lực của bạn

Phân khúc có thể là một cách tuyệt vời để theo đuổi các thị trường mới. Các nhà bán lẻ quần áo là một ví dụ tuyệt vời: Công ty quần áo Gap, sau khi nghiên cứu đối tượng của mình, đã xác định sẽ thuận lợi khi ra mắt một thương hiệu mới có tên Baby Gap, và hoàn toàn mở lại hoạt động kinh doanh của họ từ cấp độ chuỗi cung ứng chỉ để làm như vậy. Do tất cả thông tin bạn thu thập về khách hàng tiềm năng của mình, phân khúc thích hợp có thể giúp bạn xác định xem có trường hợp nào để khám phá những nỗ lực mới như thế này không.

Không có phân khúc thị trường, các công ty có nguy cơ bị kéo vào một chu kỳ tự tồn tại, trong đó họ vô tình tiếp thị một nhân khẩu học cụ thể, và sau đó cho rằng nhân khẩu học là nhân khẩu học duy nhất của họ bởi vì họ là những người duy nhất mua.

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây