Phân khúc thị trường luôn là một trong những yếu tố quan trọng đối với bất ky mô hình kinh doanh hay với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi lẽ đây là kim chỉ nam giúp định hướng và dẫn lối để doanh nghiệp tiếp cận chính xác và hiệu quả nhất với các khách hàng tiềm năng. Vậy liệu bạn đã biết làm cách nào để xác định phân khúc thị trường hay chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
06 Bước để xác định phân khúc thị trường
Bước 1: Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu
Để nhận định và xác định phân khúc thị trường của mình, đầu tiên bạn cần có cái nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu từ mạng internet, qua các chuyên gia phân tích thị trường, bạn bè đang làm trong nghề,… để có thể tiến hành nghiên cứu thị trường. Từ đó bạn mới có cơ sở để có thể xác định được phân khúc thị trường của doanh nghiệp là gì? Đối tượng khách hàng là ai? Hành vi của họ là gì?
Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định các phân khúc thị trường
Dựa vào những dữ liệu đã khảo sát bên trên, bạn sẽ tiến hành phân tích và đưa ra các nhận định về tình hình hiện tại của thị trường. Bạn có thể từ đó nhìn nhận ra xu hướng thị trường trong tương lai ngắn hạn và dài hạn. Nhờ vậy bạn có thể biết thị trường có những phân đoạn nào và liệu doanh nghiệp có khả năng để có thể đáp ứng hay không.
Các phân khúc thường thấy trong thị trường thường được chia và đánh giá theo các yếu tố: theo nhân khẩu học, theo tâm lý, theo hành vi, theo địa lý.
Mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường
Với mỗi phân khúc, khách hàng sẽ có một hoặc nhiều những cá tính, đặc điểm riêng biệt. Sau khi đã xác định được các phân khúc thị trường tiềm năng, điều cần làm là mô tả thật chi tiết từng phân khúc thị trường để biết đặc điểm của phân khúc có thật sự chính xác hay không. Bạn cũng có thể dựa theo một số tiêu chuẩn để tham khảo khi mô tả đặc điểm của từng phân khúc thị trường:
- Tính đồng nhất: Những khách hàng trong cùng một phân khúc phải có ít nhất một điểm chung
- Tính dị thể: Mỗi phân khúc cần khác biệt so với các phân khúc còn lại
- Tính đo lường: Cần phải có một nguồn dữ liệu đáng tin cậy để đo lường phân khúc thị trường
- Tính ấn tượng: Thị trường phải đảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Tính hữu ích: Doanh nghiệp có thể giao tiếp và phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình đến phân khúc đó
- Tính đa dạng: Nơi để bạn có thể phát triển một chiến dịch tiếp thị tổng hợp đặc biệt.
- Tính phản ứng nhanh: Các khách hàng thuộc phân khúc này sẽ phản ứng tốt với chiến dịch Marketing riêng biệt.
Đánh giá sự hấp dẫn của các phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp
Khi xác định phân khúc thị trường, bạn cần đánh giá về độ hấp dẫn của nó đối với doanh nghiệp. Nếu các yếu tố chỉ ra rằng phân khúc này có nhiều điểm thuận lợi cho doanh nghiệp, đó mới chính là phân khúc mà bạn nên xem xét hướng tới.
- Đối thủ cạnh tranh: Trong cùng một phân khúc, những người cũng cung cấp sản phẩm giống như bạn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của bạn. Cần xác định họ là ai, điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì.
- Nguồn lực doanh nghiệp: Nguồn lực là yếu tố rất quan trọng. Hãy xác định xem doanh nghiệp đủ nguồn lực để đáp ứng phân khúc không.
- Kích thước và lợi nhuận của phân khúc: Hãy đánh giá xem doanh số của từng phân khúc như thế nào, có tiềm năng phát triển không, có đáp ứng đủ doanh số theo kế hoạch đưa ra không? Tỷ suất lợi nhuận của từng phân khúc cao hay thấp?
- Tốc độ tăng trưởng của từng phân khúc: Sự phát triển trong từng phân khúc là điều mà bạn cần lường tới. Vậy hãy xem sự phát triển trong tương lai sẽ theo hướng như thế nào, có tốt cho doanh nghiệp của mình không?
- Khả năng tiếp cận phân khúc: Việc tiếp cận khách hàng hiện nay dựa rất nhiều vào các kênh truyền thông. Hãy đánh giá các kênh truyền thông xem đâu là kênh tập trung nhiều khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận họ hay không.
Xác định chính xác thị trường mục tiêu
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, hãy chọn ra một phân khúc thị trường phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Phù hợp ở đây sẽ bao gồm cả về kích thước, nguồn lục, sự tăng trưởng và từ đó loại bỏ những phân khúc kém hấp dẫn hơn. Nếu phân khúc thị trường có hấp dẫn đến mấy nhưng doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để đáp ứng thì cũng thất bại.
Định vị thương hiệu
Hãy xác định đặc điểm, tính cách và những ưu thế của doanh nghiệp từ đó định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Lúc này bạn sẽ cần sử dụng các chiến lược Marketing nhằm ghi lại dấu ấn doanh nghiệp trong lòng khách hàng để họ luôn nhớ về bạn. Các yếu tố sẽ bao gồm cả vị trí mua hàng, chiến lược về giá, sự uy tín, ưu điểm vượt trội của sản phẩm.
Đâu là chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp?
Khi bạn đã xác định phân khúc thị trường của mình thì chính là lúc bạn cần lên kế hoạch cho một chiến lược tiếp thị hiệu quả. Có thể tham khảo hai phương án chiến lược dưới đây:
Chiến lược tập trung
Khi doanh nghiệp chỉ tập trung tốt nhất vào một phân khúc thị trường duy nhất thì đó chính là chiến lược tập trung. Chiến lược này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, đang phát triển.
Việc xác định phân khúc thị trường và tập trung vào chỉ một phân khúc sẽ cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực của mình vào đây như thời gian, năng lượng, tiền bạc, giúp giảm thiểu chi tiêu và có khả năng giảm thiểu lãng phí nỗ lực trên nhiều phân khúc.
Chiến lược đa phân khúc
Tiếp thị nhiều phân khúc (hoặc tiếp thị khác biệt) là doanh nghiệp quảng cáo một sản phẩm đến nhiều phân khúc thị trường. Mặc dù giảm rủi ro nếu một thị trường thất bại thì vẫn còn các nhóm phân khúc khác, tuy nhiên doanh nghiệp cần đầu tư lớn hơn nhiều vì nó đòi hỏi các chiến dịch hoàn toàn khác nhau cho từng phân khúc thị trường. Nếu một phân khúc cụ thể nhận được chuyển đổi tốt, bạn có thể xem xét và điều chỉnh các chiến lược tiếp theo của mình cho phân khúc đó.
Nói chung lại, việc phân tích và xác định phân khúc thị trường là cách để doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn, từ đó tạo giá trị chuyển đổi cao hơn, giữ chân được khách hàng và mở rộng thị trường. Trên đây website là các bước xác định phân khúc thị trường và đâu là chiến lược mà doanh nghiệp nên sử dụng.