Tầng thứ 4 tháp Maslow – Nhu cầu Được quý trọng là gì?

Tháp Maslow có vai trò vô cũng quan trọng trong đời sống hiện đại. Cùng tìm hiểu tầng thứ 4 tháp Maslow – Nhu cầu Được quý trọng (esteem needs) ở bài viết này

Tầng thứ 4 tháp Maslow

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) trong tháp Maslow vì nó thể hiện 2 cấp độ: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Tầng thứ 4 tháp Maslow - Nhu cầu Được quý trọng (esteem needs)
Tầng thứ 4 tháp Maslow – Nhu cầu Được quý trọng (esteem needs)

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tương thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp cao hơn nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có

“vị trí” trong nhóm đó. Một tập thể được tổ chức thành công là một tổ chức mà mỗi người trong đó khi nói rằng anh ta là một phần trong đó (cho dù có là nv quét dọn) có thể ưỡn ngực tự hào. Rõ ràng nếu bạn bảo rằng bạn là nhân viên của Google sẽ ghê gớm hơn là trưởng phòng ở VNG.

Các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được tôn trọng. Một người ăn xin thực sự có nhu cầu này không? Chắc chắn có nhưng vì nó xếp sau nhu cầu vật chất nên nó không được thể hiện ra. Cho họ 100 nghìn và thóa mạ họ thì họ cũng ok. Dần dần thì khi sự xỉ vả, bị mọi người khác mắng chửi không còn khơi dậy một tí cảm xúc xấu hổ nào nữa từ họ thì cho dù thừa tiền họ cũng muốn vẫn đi ăn xin.

nhu cầu tự trọng
nhu cầu tự trọng

Các công ty bán hàng đa cấp quy tụ được rất nhiều nông dân, người thất nghiệp, người về hưu cũng một phần khi bạn tham gia sẽ có các cấp bậc kiểu như đồng, vàng, kim cương, rubi, saphia..Cấp độ càng cao càng khẳng định được vị trí nên các thành viên cứ là lăn xả vào. Các công ty nói chung luôn phải gắn kết được “vị trí” với sự “tôn trọng”. Nếu như bản thân công ty coi mọi vị trí là như nhau chỉ là thu nhập chênh một tí thì thành viên sẽ không muốn phấn đấu để lên vị trí đó. Họ không cảm thấy tự hào khi ở vị trí đó.

Chúng ta thấy rằng bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẽ có toàn bộ các nhu cầu từ thấp lên cao nhưng mức độ ưu tiên mỗi bậc sẽ khác nhau và giống như một chai nước với nhiều mức; chỉ khi đổ đầy phần ở dưới thì mới thể tràn lên phần cao hơn.

“Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).

Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””

Nhu cầu được bức xúc

Một nhu cầu nào đó phát sinh mang tính lặp đi lặp lại sẽ thành thói quen. Lấy ví dụ như bạn không có nhu cầu uống cafe ở quán, bỗng một ngày bạn vào một quán cafe nào đó và thấy rất thích nó. Rời quán cafe, trong đầu bạn đã hình hình lên một thói quen nhu cầu là được ngồi quán cafe. Bạn tiếp tục tới quán cafe vào vài ngày sau; cứ như vậy nhu cầu đó đã hình thành trong bạn.

Nhu cầu được bức xúc
Nhu cầu được bức xúc

Tương tự với nhu cầu cảm xúc. Khi bạn cảm thấy bức xúc với một sự kiện nào đó thì bạn có xu hướng muốn tiếp tục được “bức xúc”; thậm chí cái sự kiện đó khi được giải quyết thì bạn cảm thấy chống chếnh muốn quay lại trạng thái “bức xúc”. Bạn sẽ dễ bị cuốn vào bất cứ sự kiện nào khác mặc dù chẳng liên quan gì tới mình, miễn là nó mang lại cho bạn cảm giác “bức xúc”. Đôi khi những cảm xúc tiêu cực cũng mang lại sự hưởng thụ; người ta có thể gặm nhấm nỗi buồn, cảm giác cô đơn, cảm giác bất lực,…

Những cảm xúc tiêu cực mặc dù vẫn có thể mang lại cho bạn sự khoái cảm nhưng bạn cần phải chấm dứt nó để tránh cảm xúc đó dẫn dắt những suy nghĩ và hành động của bạn; thậm chí bị người khác dẫn dắt cho những lợi ích của họ.

Nhu vậy nhu cầu được quý trọng – Tầng thứ 4 tháp Maslow có tính vận dụng cao trong đời sống hiện nay. Bạn tham khảo ngay để có được cách ứng xử cho phù hợp!

Bạn có thể quan tâm

Bài viết gần đây