Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình thể hiện diễn biến tâm lý và nhu cầu của con người từ cơ bản nhất đến nâng cao. Cùng xem một số ví dụ về tháp nhu cầu Maslow trong bài viết sau đây để hiểu hơn về tháp Maslow nhé!
Mô hình Maslow được nghiên cứu và phát triển bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow từ những năm 1943 trong bài báo “A Theory of Human Motivation”. Tại bài viết sau đây chúng cùng đi sâu về ví dụ về tháp nhu cầu maslow trong việc thúc đẩy đội ngũ nhân sự từ các chuyên gia.
1. Kỹ năng lãnh đạo tạo động lực cho người khác
Bạn không thể là một nhà lãnh đạo mà không có những người cộng sự, vì vậy bạn phải hiểu cách thúc đẩy mọi người tham gia chương trình làm việc của bạn. Động lực là thứ khiến nhân viên hành động theo những cách nhất định, vậy làm thế nào để đạt được mục tiêu này? Hiểu được động cơ của mọi người – lý do họ làm điều gì đó là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Một trong những lý thuyết chính liên quan đến động lực là hệ thống phân cấp thang bậc nhu cầu Maslow. Tất cả mọi người đều có nhu cầu. Nhu cầu chính là những thứ chúng ta muốn. Điều này tạo ra động lực và mong muốn, thúc đẩy chúng ta đáp ứng nhu cầu này. Mục đích là để thỏa mãn nhu cầu, hoặc đạt được những thứ chúng ta muốn, chúng ta thiếu.
Thuyết nhu cầu của Maslow là một thuyết tâm lý do nhà tâm lý học người Mỹ – Abraham Maslow đưa ra trong bài báo “Theory of Human Motivation” xuất bản năm 1943. Đây là một lý thuyết về sức khỏe tâm thần, nhằm ưu tiên cho việc thỏa mãn các nhu cầu bẩm sinh của con người, với đỉnh cao là khả năng tự hiện thực hóa.
Ví dụ về tháp nhu cầu maslow trong việc thúc đẩy đội ngũ nhân sự
Lý thuyết của Alderfer
Một lý thuyết khác của Alderfer đã phân loại những nhu cầu này thành ba loại:
- Nhu cầu tồn tại
- Nhu cầu liên quan
- Nhu cầu tăng trưởng
Các nhà lãnh đạo giỏi nhận ra sự khác biệt của mọi người
Nếu các nhà lãnh đạo và quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên, họ phải có mức độ hiểu biết về nhân viên của mình. Tuy nhiên, để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý giỏi, bạn cần nhận ra rằng mọi người luôn khác biệt.
- Một số nhân viên làm việc để kiếm tiền (nhu cầu tồn tại), nhưng không muốn kết thân với những nhân viên khác (nhu cầu liên quan) hoặc có mong muốn thăng chức (nhu cầu phát triển).
- Những nhân viên khác cố gắng đáp ứng nhu cầu của mọi người và có những mục tiêu cá nhân sẽ hoàn thành (nhu cầu phù hợp).
- Những nhân viên làm việc chăm chỉ để tích lũy kinh nghiệm để được thăng chức (nhu cầu phát triển).
Đối với những nhân viên khác, nó có thể là sự kết hợp của những điều này.
Động cơ thúc đẩy những người có nhu cầu tồn tại
- Trả đủ lương
- Nơi làm việc an toàn, văn hóa thân thiện
- Chính sách đãi ngộ và khen thưởng nhân viên
- Đặt ra mục tiêu
- Đối xử công bằng với mọi người
Google, Microsoft, Netflix đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào: Tham khảo TOP các thương hiệu xây dựng văn hóa doanh nghiệp “đỉnh cao”
Cách tạo động lực cho những người có nhu cầu liên quan
Tạo động lực cho nhân viên cố gắng hơn trong công việc
- Thế hiện sự tôn trọng
- Ủy quyền – trao trách nhiệm
- Công nhận
- Giao tiếp
- Cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định
- Khuyến khích ý tưởng
- Khen ngợi mọi người
- Làm quen với mọi người
- Tổ chức Team building
- Ăn mừng thành công
Tạo động lực cho những người có nhu cầu phát triển
- Hỗ trợ để nhân viên hoàn thành nhiệm vụ
- Mang lại thử thách cho nhân viên
- Công việc thú vị
- Khuyến khích mọi người tự suy nghĩ
- Thông báo cho mọi người
- Hỏi mọi người điều gì thúc đẩy họ
- Phát triển mọi người bằng công việc mới
- Cung cấp đào tạo nếu có thể
Làm thế nào để nhận biết nhân viên đang thất vọng
- Thường xuyên vắng mặt
- Đi muộn thường xuyên
- Chất lượng công việc kém
- Kém giao tiếp
- Thái độ không tích cực
- Thất vọng
Tại sao nhân viên nản lòng
Sự áp lực trong công việc của đội ngũ nhân viên có thể là rào cản lớn cho mục tiêu của doanh nghiệp
- Thiếu thông tin, định hướng
- Chán nản
- Thiếu sự công nhận
- Không được tham gia vào công việc chung
- Không được lắng nghe
- Thiếu sự động viên của cấp trên hoặc đồng nghiệp
- Chưa qua đào tạo
- Không được ủy quyền và trao quyền quyết định
- Sự chỉ trích từ cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng
- Quá nhiều công việc
Trên đây là một số ví dụ về tháp nhu cầu maslow trong việc thúc đẩy đội ngũ nhân sự dành cho nhà quản lý. Muốn tạo động lực cho nhân sự của mình, đầu tiên bạn phải xác định được nhu cầu của họ là gì. Từ đó có các biện pháp và chính sách quản lý nhân sự cũng như các quy trình và môi trường làm việc phù hợp với nhân viên của mình. Hy vọng với các thông tin từ bài viết, nhà quản lý có thể tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ nhân sự của mình phát triển vững mạnh và lâu dài.